Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương” cơ bản đã đạt được mục tiêu là đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được kết luận trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp thông tin khoa học, công nghệ để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông sản hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp

Chương trình đã định hướng được cho người dân và địa phương sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa, quy mô tập trung. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường áp dụng đồng bộ các tiến bộ KHCN, xây dựng, chuyển giao các công nghệ mới nhất, phù hợp vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn, trong giai đoạn tới việc sản xuất nông sản an toàn theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩmlà việc làm cần thiết để sản xuất bền vững. Chương trình đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng CNH, HĐH; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ (KHCN) để sản xuất nông sản hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới và tổ chức thực hiện thành công 10 dự án và 10 đề tài, triển khai thực hiện ở 73 xã, phường trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố với các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thấy hướng đi đúng đắn của Chương trình.

Tuy nhiên, sau 4 năm thực một số nội dung chưa được thực hiện sâu như: cơ chế, chính sách phát triển nông thôn mới bền vững; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nông dân tham gia ứng dụng KHCN vào sản xuất nông sản hàng hoá; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nông thôn mới ở tỉnh; một số mô hình chưa tạo thành chuỗi bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là các nội dung cần tiếp tục đầu tư cả về nhân lực, tri thức và kinh phí để thực hiện trong thời gian tới.

Ngoài những nội dung chưa thể hoàn thành của Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương” ở giai đoạn 2011-2015, sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2017-2020 như sau:

- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các biện pháp cải tạo đất, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, phục hồi độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu ô nhiễm trong đất. Các giải pháp tổng thể về đất - phân bón - cây trồng gắn với định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo vùng cụ thể.

- Nghiên cứu, phân tích định tiềm năng và những hạn chế về quỹ đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh để giúp cho địa phương có những định hướng sử dụng tài nguyên đất một cách có hiệu quả.Thay đổi tư duy, tập quán canh tác lâu đời của người nông dân không thể trong thời gian ngắn mà cần một quá trình lâu dài.

- Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và thông tin về đất tài nguyên đất để làm cơ sở dữ liệu khoa học cho việc phát huy lợi thế cạnh tranh về đất đai và hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế nhất là để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có hiệu quả và bảo vệ môi truờng sinh thái, giúp cho việc khai thác tối đa nguồn nội lực về tài nguyên đất đai và kêu gọi hợp tác trong và ngoài nước.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, khắc phục tình trạng người nông dân vẫn còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước, của các công ty kinh doanh giống, thuốc bảo vệ thực vật,… ở đâu hỗ trợ nhiều thì người dân tham gia, không hỗ trợ thì không tham gia. Việc nhìn vào lợi ích trước mắt của người dân làm ảnh hưởng đến môi trường nông thôn, làm kẽ hở cho những đơn vị kinh doanh không đúng đắn lợi dụng, làm sản xuất nông sản hàng hóa không bền vững và khó cạnh tranh trên thị trường.

Mục tiêu quan trọng của Chương trình trong giai đoạn tới là đẩy mạnh việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình canh tác đã được kết luận trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; mở rộng và đổi mới phương phápcung cấp thông tin khoa học, công nghệ; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020 của tỉnh để tỷ lệ các xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2020 đạt 60% trở lên. Lựa chọn, ứng dụng, nhân rộng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm để giá trị sản phẩm thu trên 1 ha đất trồng trọt đạt trên 150 triệu đồng/ha và nuôi thủy sản đạt 250 triệu đồng/ha vào năm 2020, giá trị tăng thêm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2017- 2020 tăng bình quân 1,7 - 2%/năm, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân ở nông thôn, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới.Thực hiện đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ trên 3.000 lượt đối tượng ở nông thôn thông qua các đề tài, dự án thuộc Chương trình.

Hải Ninh - Thư ký tòa soạn Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây