Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương.

ảnh minh hoa, nguồn internet Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển để trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Hiện nay, ngành nông nghiệp nước ta đang có khoảng 60-70% lực lượng lao động nên có thể nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quan trọng nhất và cần phải tập trung mạnh vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này.
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương.
Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Hải Dương lần thứ XV đã xác định: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tăng trưởng kinh tế cao. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng và quy hoạch chuyên ngành, xác định hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020. Từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao gắn với đảm bảo môi trường; trong đó chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh và theo định hướng của Chính phủ.
Từ những yêu cầu thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương nói riêng và phát triển khu vực nông thôn nói chung. Thạc sỹ Nguyễn Trọng Thừa đã nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2011. Để từ đó nghiên cứu định hướng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT) tỉnh Hải Dương theo hướng hiện đại.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương đang có những chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống so với cơ cấu chung nhưng giá trị sản xuất, đóng góp vào GDP và các chỉ số tăng trưởng kinh tế đều tăng. Từng bước thay đổi chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa có sự thay đổi về tỷ trọng nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn, các ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển nhanh, mạnh, chiếm tỷ trọng tăng lên dần so với ngành nông nghiệp, cơ cấu theo vùng lãnh thổ dần dần hình thành các vùng tập chung, chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm, đời sống nhân dân nông thôn trong tỉnh được nâng lên, bộ mặt xã hội nông thôn thay đổi. Tình hình kinh tế nông thôn phát triển khá, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,7%/năm. Các cân đối lớn như: vốn đầu tư, xuất khẩu, thu ngân sách được giữ ổn định và tăng khá. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tiếp tục chuyển dịch tích cực, đến năm 2010 đạt: 45,3 - 31,7 - 23,0%. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,0%/năm. Công nghiệp, dịch vụ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7%/năm. Chất lượng và hiệu quả CDCCKTNN giai đoạn 2001-2010 đã tạo điều kiện kinh tế nông thôn tỉnh đạt được cơ cấu tăng trưởng khá, đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,3%/năm. Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,9%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm, dịch vụ tăng 10,1% /năm. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực có khă năng tạo giá trị tăng thêm lớn như công nghiệp và dịch vụ. Việc CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp đúng theo định hướng và quan điểm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những cơ chế chính sách thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chính sách kinh tế nhiều thành phần.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tài một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là chất lượng CDCCKTNT chưa phù hợp và tạo ra cơ cấu tăng trưởng kinh tế cao, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thấp. CDCCKT còn chậm, chưa rõ nét. kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu và thiếu, nhất là ở khu vực nông thôn. hiệu quả CDCCKTNT chưa tương thích với cơ cấu đầu tư phát triển, lại được quản lý yếu. Tiến độ thực hiện của nhiều dự án, kể cả các dự án trong điểm còn chậm. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải lãng phí. Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp vẫn còn manh mún, trình độ, năng suất lao động thấp, phát triển tự phát theo phong trào, sản xuất chưa gắn với thị trường; chưa có những sản phẩm hàng hóa thế mạnh, với sản lượng lớn, chất lượng cao, có sự cạnh tranh trên thị trường. Tình hình thiên tai, dịch bệnh, thường xuyên xuất hiện đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp phát triển phân tán, nhỏ lẻ, chưa thúc đẩy mạng mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp và nông thôn, các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm được đổi mới; hoạt động kinh tế tập thể còn hành chính hóa, nặng tính bao cấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Công tác quản lý NN về chiến lược, chính sách qui hoạch và kế hoạch phát triển CDCCKTNN vừa chậm, vừa yếu; hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ; hệ thống sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đang trở thành vấn đề bức xúc; tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.CCNNLNT còn chuyển dịch chậm, mang tính tự phát và thiếu tính định hướng và kế hoạch. Trình độ lao động qua đào tạo tại nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Đời sống, việc làm và thu nhập cảu người lao động nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp và tăng trưởng chậm. Trình độ tay nghề và chất lượng lao động nông thôn nói chung còn thấp, tình trạng lao động thiếu việc làm còn cao.
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đề tài đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường CDCCKT NT tỉnh Hải Dương trong thời gian tới bao gồm: giải pháp về chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý; giải pháp về tài chính; giải pháp về nhân lực; giải pháp về khoa học và công nghệ. Để thực hiện tốt các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NT tỉnh theo hướng hiện đại cần sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các Sở, ban ngành và các địa phương cũng như sự kết hợp của toàn bộ nhân dân trong tỉnh để đạt kết quả tốt nhất.
Hải Ninh

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay34,669
  • Tháng hiện tại262,500
  • Tổng lượt truy cập4,577,920
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây