Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường

Trong những ngày qua cùng với thời tiết nắng, nóng ở nhiệt độ từ 35 đến 38 độ C, thì cứ khoảng 4 đến 6 giờ chiều hằng ngày người dân nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đặc biệt là thành phố Hải Dương phải hứng chịu mịt mù khói toả.
Nguyên nhân chủ yếu là do mấy năm gần đây giá nấm rơm sụt giảm, người làm nấm không ngó ngàng đến việc mua rơm, rạ của nông dân để trồng nấm, mặt khác nhiều người dân ở nông thôn đang mất dần tập quán dùng rơm, rạ làm chất đốt trong sinh hoạt. Do đó rơm, rạ được nông dân ở một số nơi, trong đó có một số xã xung quanh thành phố Hải Dương đốt ngay tại ruộng. Việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng không được khuyến cáo gây lãng phí, ô nhiễm môi trường cũng như nhiều tác hại khác, đặc biệt khói đốt làm giảm tầm nhìn và mang hơi cay có thể khiến nhiều người tham gia giao thông gặp nguy hiểm.
anh bui 2Theo một nông dân ở huyện Nam Sách cho biết: Trước đây người dân thường mang rơm, rạ về nhà để đun nấu, song hiện nay phần lớn các hộ đã sử dụng bếp gas hoặc bếp củi, nên rơm, rạ không được tận rụng. Nhiều hộ nông dân khi gặt lúa đã thuê máy tuốt lúa đến tận ruộng để giảm bớt công vận chuyển nên tuốt lúa xong đem rơm, rạ đốt để có tro bón ruộng. Trước tình trạng đốt rơm, rạ hiện nay, cán bộ địa phường và cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh  khuyến cáo tới người dân thực hiện các biện pháp như rải rơm, rạ ra mặt ruộng, sau đó cày lật đất để gây mùn cho ruộng; dùng rơm, rạ ủ làm phân bón, cất trữ rơm khô phục vụ chăn nuôi gia súc; dùng rơm, rạ làm nguyên liệu trồng nấm. . . Tuy nhiên các biện pháp trên chưa được nhiều người dân áp dụng.
Qua đây có thể nhận thấy việc đốt rơm rạ là điều nên tránh, các địa phương cần tích cực phát hiện, đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tận đụng rơm rạ làm phân bón hoặc sử dụng vào các việc có ích.
Phạm Ninh Hải, ảnh Hải Ninh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây