Sử dụng vi khuẩn tạo ra nhiên liệu từ ánh sáng mặt trời và CO2

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Minnesota đã thông báo một bước đột phá trong cuộc tìm kiếm để tạo ra một nhiên liệu thay thế khả thi bằng cách sử dụng khí nhà kính. Quá trình này sử dụng hai loại vi khuẩn để tạo ra các hydrocarbon từ ánh sáng mặt trời và khí CO2. Những hydrocarbon có thể được chuyển thành nhiên liệu, mà các nhà khoa học gọi là "tái tạo năng lượng".
Quá trình bắt đầu với Synechococcus, một loại vi khuẩn quang hợp có thể tổng hợp CO2 dưới ánh nắng mặt trời, sau đó chuyển đổi CO2 thành đường. Sau đó, đường được chuyển cho vi khuẩn Shewanella. Vi khuẩn này sẽ tiêu thụ đường và sản xuất axit béo.
Janice Frias, nghiên cứu sinh về hóa sinh tại Đại học Minnesota đã phát hiện ra cách sử dụng protein để chuyển hóa các axit béo này thành xeton, một loại hợp chất hữu cơ. Các đồng nghiệp của cô tại khoa Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Minnesota đã phát triển công nghệ xúc tác cho phép họ chuyển đổi các xeton thành nhiên liệu diesel.
GS Larry Wackett, cố vấn của Frias nhận định, khí CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu gián tiếp gây biến đổi khí hậu toàn cầu, do đó loại bỏ chúng ra khỏi khí quyển là một việc tốt với môi trường. Nó cũng không tốn kém. Và chúng ta có thể sử dụng cơ sở hạ tầng tương tự như đối với nhiên liệu hóa thạch để xử lý và vận chuyển loại nhiên liệu hydrocarbon mới này.
Theo C
ục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây