Kết quả mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2010

Nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại nông thôn Hải Dương, trong những năm gần đây, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về quản lý và bảo vệ môi trường. Thu gom rác thải tại xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang
Kết quả mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2010
Trong hai thập kỷ gần đây, sản xuất nông nghiệp ở nước ta được đẩy mạnh theo hướng thâm canh, tăng vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Cùng với đó là hoạt động sản xuất của các làng nghề và các hoạt động thương mại, dịch vụ đã làm xuất hiện nhiều vấn đề về môi trường nông thôn như: ô nhiễm môi trường nước, sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, chưa có biện pháp xử lý chất thải rắn làng nghề và sinh hoạt...
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại nông thôn Hải Dương, trong những năm gần đây, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về quản lý và bảo vệ môi trường như: Dự án "Xây dựng mô hình Năng suất xanh gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường" (năm 2002-2003); đề tài " Xây dựng kế hoạch truyền thông môi trường và tuyên truyền vận động, giáo dục cộng đồng tham gia" (năm 2002-2004); đề tài " Điều tra hiện trạng làng nghề tỉnh Hải Dương" (năm 2003); Dự án " Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh ở các thị trấn, huyện lỵ tỉnh Hải Dương" (năm 2003-2006); dự án " Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề và khu vực gần khu công nghiệp" (năm 2006-2007).
Các dự án, đề tài được thực hiện đã góp phần tích cực vào việc thay đổi nhận thức và hành động trong cộng đồng dân cư, tác động tích cực tới công tác bảo vệ môi trường nông thôn Hải Dương. Với mục tiêu nhân rộng mô hình cộng đồng tham gia bả vệ và quản lý môi trường, năm 2010-2011, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án "Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương" tại 3 xã: Cộng Lạc (huyện Tứ Kỳ), Ninh Thành (huyện Ninh Giang) và Hưng Thịnh (huyện Bình Giang). Kết qủa đạt được như sau:
 Qua điều tra một số thông tin chung về kinh tế-xã hội và hiện trạng nguồn gây ô nhiễm môi trường cho thấy: tất cả các xã tham gia dự án đều có nguồn phát thải gây ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất; lượng thải tỷ lệ thuận với dân số và mức độ hoạt động sản xuất. Chất thải đồng ruộng hầu như chỉ sử dụng 50%; đặc biệt lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật hầu như không được xử lý. Một số cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn xã Hưng Thịnh có lượng nước thải sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường ... Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường của các xã đã hoạt động nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Cả 3 xã đều chưa có tổ chức tự quản về môi trường, chưa có quy ước về bảo vệ môi trường. Hoạt động vệ sinh môi trường đã hình thành nhưng còn tự phát, tỷ lệ thu gom rác mới đạt 30-40%. Người dân ở cả 3 xã đã bước đầu có ý thức trong việc đóng góp để trả tiền thu gom rác thải tại địa phương nhưng chỉ đáp ứng khoảng 9-15% so với thực tế.
Từ kết quả điều tra hiện trạng môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường các xã, dự án đã xác định các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong các khâu như: đầu tư cho bảo vệ môi trường quá thấp, mức độ quan tâm của chính quyền về bảo vệ môi trường còn hạn chế; chưa có bãi rác hợp vệ sinh, các cơ sở chăn nuôi nhỏ chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải; sản xuất nghề phụ sử dụng các loại thiết bị thủ công gây ô nhiêm môi trường; tập quán sinh hoạt xả thải bừa bãi còn phổ biến...
Dự án đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp quản lý bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương.
Xác định công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các hành vi tích cực và hình thành thói quen tốt cho người dân, Ban chủ nhiệm dự án phối hợp với lãnh đạo xã triển khai các hoạt động như: tổ chức các lớp tập huấn; hỗ trợ các xã cung cấp tài liệu phổ biến kiến thức về môi trường qua đài truyền thanh các xã; tuyên truyền thông qua khẩu hiệu trên panô với những câu tuyên truyền dễ nhớ, nội dung súc tích như: "Năng suất xanh cho cuộc sống tươi đẹp hơn", "Xanh đồng, tốt ruộng, khoẻ người"... Sau một năm thực hiện Dự án đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng tại các xã tham gia dự án. Người dân đã hình thành được các tập quán sinh hoạt mới trong sản xuất, sinh hoạt cũng như mối quan hệ trong cộng đồng. Qua đó, dự án đã bước đầu góp phần thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá bảo vệ môi trường nông thôn.
Để việc triển khai các hoạt động môi trường nông thôn một cách có tổ chức và mang tính hệ thống, dự án xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường ở các xã tham gia dự án, thành lập được 3 nhóm Năng suất xanh; 3 tổ tuyên truyền và kiện toàn 13 tổ thu gom rác thải trên địa bàn 3 xã tham gia dự án. Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm một cách triệt để, dự án đã hỗ trợ xây dựng 3 bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của bãi rác chôn lấp tại 3 xã tham gia dự án. Đến nay, 3 xã này đã thu gom được 70 đến 80% lượng rác thải ra hằng tuần.
Theo đánh giá của Phó chủ tịch xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường đã tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại một xã phát triển các làng nghề như Hưng Thịnh. Không những môi trường được cải thiện một cách đáng kể, mà ý thức về bảo vệ môi trường của người dân địa phương cũng được nâng cao.
Phát huy những kết quả và kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án năm 2010, năm 2011,  dự án sẽ kiện toàn mô hình và nhân rộng tại các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Nguyễn Thị Ánh

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,253,147
  • Tổng lượt truy cập3,958,351
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây