Trộn chất thải với than bình thường để tạo thành than bán hữu cơ với thời gian cháy lâu hơn, không có khói, lượng CO2 giảm đáng kể, giá than cũng chỉ còn 1.700 đồng một viên.
Giành giải ba trong cuộc thi "Ý tưởng xanh năm 2010", đề án than bán hữu cơ sinh học từ chất thải làng nghề của nhóm tác giả Nguyễn Phi Trường được đánh giá là rất khả thi để đưa vào thực tế.
Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) là xã có nghề gia truyền sản xuất miến và bánh đa. Mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường gần 600.000 tấn rác thải hữu cơ, chủ yếu là bã các loại ngũ cốc sau khi chế biến. Tình trạng ô nhiễm do các loại chất thải này đổ xuống cống, chất đống bên bờ sông nhiều năm qua đã trở thành vấn nạn của địa phương.
Bức xúc trước vấn đề này, nhóm bạn trẻ Nguyễn Phi Trường, Nguyễn Phi Vượng, Hữu Thị Dương, đều đang là học sinh lớp 12, đã mày mò nghiên cứu và chế biến thành công than đốt hữu cơ từ nguồn phế thải này. Than tổ ong và than viên do nhóm bạn trẻ thử nghiệm thành công chứa 60% chất thải hữu cơ làng nghề, 40% còn lại là than cám thông thường.
Sau khi nhờ các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc, nghiên cứu, kết quả cho thấy nhiệt lượng do than này cung cấp cao hơn than bình thường 10–20%, thời gian cháy lâu hơn, trong khi giá thành lại rẻ hơn 25–35% (1.700 đồng một viên).
GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên ban giám khảo cuộc thi chia sẻ: "Tôi ấn tượng với ý tưởng "than hữu cơ" vì đã giải quyết được vấn đề rác thải cho làng nghề, vốn từ lâu rất ô nhiễm do phế thải nông sản".
Theo giáo sư, mỗi viên than hữu cơ chỉ sử dụng khoảng 40% than bùn, còn lại là mùn rác. Như vậy vừa tiết kiệm được nguồn than bùn mà lại ít ô nhiễm môi trường vì chất hữu cơ trộn lẫn làm cháy 100% than bùn, ít khói hơn thông thường. Đặc biệt là viên than hữu cơ khi đã cháy hết có thể tái tạo sử dụng làm phân bón. Như vậy là chất thải đã được tận dụng triệt để.
"Từ đồ phế thải, các bạn đã sáng tạo thành một thứ hàng hóa có ích triệt để. Việt Nam có rất nhiều làng nghề, nếu các bạn trẻ ở nơi khác cũng trực tiếp giải quyết được vấn đề môi trường của làng mình trước khi chờ đợi các nhà khoa học thì đáng quý biết bao", giáo sư nói.
Theo Cục Tài nguyên môi trường
Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) là xã có nghề gia truyền sản xuất miến và bánh đa. Mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường gần 600.000 tấn rác thải hữu cơ, chủ yếu là bã các loại ngũ cốc sau khi chế biến. Tình trạng ô nhiễm do các loại chất thải này đổ xuống cống, chất đống bên bờ sông nhiều năm qua đã trở thành vấn nạn của địa phương.
Bức xúc trước vấn đề này, nhóm bạn trẻ Nguyễn Phi Trường, Nguyễn Phi Vượng, Hữu Thị Dương, đều đang là học sinh lớp 12, đã mày mò nghiên cứu và chế biến thành công than đốt hữu cơ từ nguồn phế thải này. Than tổ ong và than viên do nhóm bạn trẻ thử nghiệm thành công chứa 60% chất thải hữu cơ làng nghề, 40% còn lại là than cám thông thường.
Sau khi nhờ các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc, nghiên cứu, kết quả cho thấy nhiệt lượng do than này cung cấp cao hơn than bình thường 10–20%, thời gian cháy lâu hơn, trong khi giá thành lại rẻ hơn 25–35% (1.700 đồng một viên).
GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên ban giám khảo cuộc thi chia sẻ: "Tôi ấn tượng với ý tưởng "than hữu cơ" vì đã giải quyết được vấn đề rác thải cho làng nghề, vốn từ lâu rất ô nhiễm do phế thải nông sản".
Theo giáo sư, mỗi viên than hữu cơ chỉ sử dụng khoảng 40% than bùn, còn lại là mùn rác. Như vậy vừa tiết kiệm được nguồn than bùn mà lại ít ô nhiễm môi trường vì chất hữu cơ trộn lẫn làm cháy 100% than bùn, ít khói hơn thông thường. Đặc biệt là viên than hữu cơ khi đã cháy hết có thể tái tạo sử dụng làm phân bón. Như vậy là chất thải đã được tận dụng triệt để.
"Từ đồ phế thải, các bạn đã sáng tạo thành một thứ hàng hóa có ích triệt để. Việt Nam có rất nhiều làng nghề, nếu các bạn trẻ ở nơi khác cũng trực tiếp giải quyết được vấn đề môi trường của làng mình trước khi chờ đợi các nhà khoa học thì đáng quý biết bao", giáo sư nói.
Theo Cục Tài nguyên môi trường