Xuất bản sách chuyên khảo địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương

  Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2006, số 106/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2006 và năm 2007, Hội Địa chất tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện thành công đề tài "Biên soạn chuyên khảo địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương" do Kỹ sư Phạm Văn Hoàn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Địa chất tỉnh Hải Dương làm Chủ nhiệm đề tài. Đề tài thực hiện trong 2 năm và đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương tổ chức nghiệm thu theo thể thức Nhà nước vào ngày 28/3/2008, đề tài được đánh giá xếp loại xuất sắc.
Sau 2 năm nghiên cứu với khối lượng công việc tương đối lớn, nhóm tác giả đã sưu tầm, thu thập được hơn 100 tài liệu, bản đồ về địa chất và khoáng sản tỉnh Hải Dương của các công trình nghiên cứu trước đây; khảo sát thực địa theo các tuyến lộ trình trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lấy hàng trăm mẫu đất, đá, quặng, cát, nước để phân tích đánh giá, tổng hợp. Từ các kết quả nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu đã sưu tầm được và kết quả khảo sát thực địa, nhóm tác giả đã biên soạn hoàn chỉnh cuốn sách "Chuyên khảo Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương", thành lập hoàn chỉnh tập bản đồ về tài nguyên khoán sản tỉnh Hải Dương. Cuốn sách "Chuyên khảo Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương" đã được xuất bản 500 cuốn vào tháng 7/2008 (giấy phép số28/GP-XB do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/6/2008).

 

 

Cuốn sách "Chuyên khảo Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương" dầy 309 trang là bộ tài liệu tổng hợp về địa chất và khoáng sản tỉnh Hải Dương, cuốn sách gồm 6 chương có nội dung khái quát như sau:
- Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên
Khái quá về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu, đặc điểm thuỷ văn tỉnh Hải Dương
- Chương 2: Mức độ nghiên cứu điều tra địa chất và tài nguyên khoán sản
Khái quá tổng thể tình hình nghiên cứu, khảo sát địa chất có liên quan đến địa giới hành chính tỉnh Hải Dương giai đoạn trước cách mạng Tháng tám và giai đoạn sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay.
- Chương 3: Cấu trúc địa chất
Kết quả nghiên cứu sâu của nhóm tác giả về: vị trí, cấu trúc địa chất; 12 phân vị địa tầng trước đệ tứ và 6 phân vị địa tầng trần tích đệ tứ; kiến tạo với các dạng cấu tạo chính về đứt gẫy cấp 1, cấp 2, cấp 3, các uốn nếp và lịch sử phát triển địa chất tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Chương 4: Tài nguyên khoáng sản
Kết quả nghiên cứu về khoáng sản: đã phát hiện được 24 loại hình khoáng sản bao gồm: Than đá, sắt, đồng, thuỷ ngân, bauxit, phosphorit, than bùn, sét chịu lửa, dolomit, talc, keratophyr, đá vôi xi măng, sét silic phu gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch anh, thạch anh tinh thể, cuội sỏi, quarzit. Trên bản đồ đã đăng ký 91 mỏ và điểm quặng được chia thành 4 nhóm: nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoảng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp, nước nóng - khoáng.

 

 

- Chương 5: Địa mạo, tân kiến tạo, vỏ phong hoá, trường địa vật lý
+ Đặc điểm địa mạo: 3 yếu tố cơ bản khống chế sự hình thành và phát triển địa hình: yếu tố nội sinh, ngoại sinh, tác động nhân sinh; các nguồn gốc 4 loại địa hình: địa hình bóc mòn, karst, tích tụ, nhân sinh.
+ Đặc điểm tân kiến tạo: các yếu tố cấu trúc tân kiến tạo, những biểu hiện hoạt động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, về lịch sử phát triển tân kiến tạo.
+ Đặc điểm về vỏ phong hoá: các yếu tố phong hoá, các kiểu phong hoá, khoáng sản liên quan với vỏ phong hoá và quá trình phong hoá từ đó đã nêu ra định hướng sử dụng vỏ phong hoá.
+ Đặc điểm về trường địa vật lý: các đặc điểm về trường từ rta, trường phóng xạ, trường điện
- Chương 6: Địa chất môi trường-tai biến địa chất, định hướng khai thác và sử dụng hợp lý đất.
+ Kết quả nghiên cứu địa chất môi trường của nhóm tác giả về 3 vùng địa chất môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Vùng địa chất môi trường bao gồm các trầm tích Đệ tứ (Q) gồm: Sét, cát, bùn; nguồn gốc sông, biển, đầm lầy; vùng địa chất môi trường bao gồm các trầm tích lục nguyên hạt mịn đến hạt thô, lục nguyên biến chất, tuổi Mesozoi (MZ) và Paleozoi (PZ); vùng địa chất môi trường bao gồm các trầm tích tuổi Paleozoi (PZ) gồm: Đá carbonat, lục nguyên - carbonat, silic.
+ Thực trạng môi trường địa chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương
+ Tai biến địa chất liên quan tới quá trình ngoại sinh và hoạt động của con người
+ Định hướng khai thác và sử dụng đất: về lầm nghiệp, nông nghiệp, Đất khác (xây dựng thành phố, thị trấn; khu vực không thuậ lợi cho xây dựng, khu vực khai thác khoáng sản, phát triển du lịch sinh thái, hành lang bảo vệ công trình khai thác nước ngầm). Trên cơ sở phân tích địa mạo, vỏ phong hoá, thổ nhưỡng trong trầm tích đề tứ có thể khoanh định những khu vực canh tác, trồng các loại cây ăn quả, trồng rừng phù hợp tránh hậu quả xấu do việc chuyển đổi cây trồng, ...
Cuốn sách "Chuyên khảo Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương" là luận cứ khoa học cho công tác lập kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội và quy hoạch phát triển một số ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương như: Xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, v.v...
Vũ Ngọc Dương

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây