Mặc dù giá vải thiều năm nay thấp hơn so với năm ngoái, nhưng sản lượng cao và tiêu thụ nhanh nên người trồng vải ở Thanh Hà có thu nhập khá và tin tưởng hơn vào hiệu quả của cây trồng truyền thống này.
Sản lượng cao
Thời tiết đầu vụ vải thiều năm nay không thuận lợi, khi vải ra hoa gặp mưa kéo dài gần 1 tháng khiến ai cũng nghĩ vải mất mùa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sẵn có và tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào chăm sóc nên năm nay nông dân Thanh Hà đã có một mùa vải bội thu. Sản lượng vải đạt 28 nghìn tấn, trong đó vải thiều chính vụ đạt 18 nghìn tấn, tăng 3.000 tấn so với năm 2013; còn lại là vải sớm. Đây là năm vải thiều Thanh Hà được mùa nhất từ trước đến nay.
Xã Thanh Thủy có gần 300 ha vải, trong đó khoảng 70 ha vải sớm, sản lượng đạt 1.800 tấn, cao hơn năm trước 500 tấn. Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, năm nay, doanh thu từ vải của xã đạt 18 tỷ đồng, tăng hơn năm trước khoảng 5 tỷ đồng. Để có được kết quả đó, nông dân đã rất vất vả từ khâu chăm bón đến thu hoạch. Hộ dân lãi nhiều khoảng 100 triệu đồng, lãi ít cũng 30 đến 50 triệu đồng. Thanh Thủy chỉ là 1 trong 11 xã, thị trấn chuyên canh vải thiều và đã bội thu trong mùa vải này. Nhiều người dân ở Thanh Hà còn cho biết, chính do sản lượng vải năm nay cao nên nông dân cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực thu hoạch. Nhiều nhà đã phải thuê người ở các xã khác đến bẻ vải.
Năm nay đường sá ra vào huyện thông thoáng hơn. Các tuyến đường huyết mạch 390, 390B trật tự an toàn giao thông luôn được bảo đảm. Đặc biệt, đường mới 390 đã giúp các phương tiện về thu mua vải thuận lợi.
Tiêu thụ nhanh
Mùa thu hoạch vải thiều chỉ kéo dài khoảng 20 ngày nên đầu vụ người dân lo lắng không tiêu thụ được vì thị trường Trung Quốc bị thu hẹp. Những năm trước đây có nhiều thương lái Trung Quốc đến mua nhưng năm nay ít hơn do ảnh hưởng của việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông. Trước tình hình này, cả thương lái và nông dân đều chủ động tìm thị trường. Cũng ngay từ đầu vụ, tỉnh ta đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại cho vải, ổi, na. Cùng với đó, UBND huyện Thanh Hà rất tích cực quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút doanh nghiệp, thương lái các nơi đến mua vải thiều.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, sản lượng vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc năm nay giảm khoảng 25% so với những năm trước nhưng tăng ở thị trường nội địa. Khoảng 70% sản lượng vải được bán tại thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Vải còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia...
Thời điểm sôi động nhất là từ ngày 7 đến 20 tháng 6, mỗi ngày có khoảng 200 thương lái cùng hàng trăm xe công ten nơ và xe tải đến các điểm thu mua vải ở Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn. Đầu vụ, vải thiều được bán với giá từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, cuối vụ giá tăng, đạt từ 13 đến 14 nghìn đồng/kg. Duy nhất ngày 10 tháng 6, giá chỉ 4.000 đồng/kg. Lúc này nhiều người đưa vải kém chất lượng từ nơi khác về trà trộn, làm giảm uy tín, giảm giá vải thiều Thanh Hà.
Niềm vui của người trồng vải
Ông Hoàng Văn Bình ở thôn Lại Xá 2 (xã Thanh Thủy) cho biết: “Tôi trồng hơn 1 mẫu vải thiều, thu được 8 tấn, tăng hơn 1 tấn so với năm trước, lãi 50 triệu đồng, cao hơn năm trước khoảng 5 triệu đồng”. Còn ông Quách Đại Sinh ở thôn 1 (xã Thanh Xá) với hơn 2 mẫu vải thiều đã thu 12 tấn quả, đạt doanh thu khoảng 130 triệu đồng. Ông Sinh phấn khởi: “Vải thiều nhà tôi được chăm sóc tốt nên mẫu mã đẹp, quả to, không bị sâu bệnh. Tôi bán giá từ 9-10 nghìn đồng/kg, chưa ngày nào phải bán với giá 6.000 đồng/kg. Vải thu hoạch đến đâu, có người mua đến đó. Cách đây 3 năm tôi thường xuyên phải sấy vải, nhưng mấy năm trở lại đây, vải tươi được giá nên tôi bán hết. Trừ chi phí, tôi cũng lãi được khoảng 70 đến 80 triệu đồng”.
Thời tiết đầu vụ vải thiều năm nay không thuận lợi, khi vải ra hoa gặp mưa kéo dài gần 1 tháng khiến ai cũng nghĩ vải mất mùa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm sẵn có và tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào chăm sóc nên năm nay nông dân Thanh Hà đã có một mùa vải bội thu. Sản lượng vải đạt 28 nghìn tấn, trong đó vải thiều chính vụ đạt 18 nghìn tấn, tăng 3.000 tấn so với năm 2013; còn lại là vải sớm. Đây là năm vải thiều Thanh Hà được mùa nhất từ trước đến nay.
Xã Thanh Thủy có gần 300 ha vải, trong đó khoảng 70 ha vải sớm, sản lượng đạt 1.800 tấn, cao hơn năm trước 500 tấn. Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, năm nay, doanh thu từ vải của xã đạt 18 tỷ đồng, tăng hơn năm trước khoảng 5 tỷ đồng. Để có được kết quả đó, nông dân đã rất vất vả từ khâu chăm bón đến thu hoạch. Hộ dân lãi nhiều khoảng 100 triệu đồng, lãi ít cũng 30 đến 50 triệu đồng. Thanh Thủy chỉ là 1 trong 11 xã, thị trấn chuyên canh vải thiều và đã bội thu trong mùa vải này. Nhiều người dân ở Thanh Hà còn cho biết, chính do sản lượng vải năm nay cao nên nông dân cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực thu hoạch. Nhiều nhà đã phải thuê người ở các xã khác đến bẻ vải.
Năm nay đường sá ra vào huyện thông thoáng hơn. Các tuyến đường huyết mạch 390, 390B trật tự an toàn giao thông luôn được bảo đảm. Đặc biệt, đường mới 390 đã giúp các phương tiện về thu mua vải thuận lợi.
Tiêu thụ nhanh
Mùa thu hoạch vải thiều chỉ kéo dài khoảng 20 ngày nên đầu vụ người dân lo lắng không tiêu thụ được vì thị trường Trung Quốc bị thu hẹp. Những năm trước đây có nhiều thương lái Trung Quốc đến mua nhưng năm nay ít hơn do ảnh hưởng của việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông. Trước tình hình này, cả thương lái và nông dân đều chủ động tìm thị trường. Cũng ngay từ đầu vụ, tỉnh ta đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại cho vải, ổi, na. Cùng với đó, UBND huyện Thanh Hà rất tích cực quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút doanh nghiệp, thương lái các nơi đến mua vải thiều.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, sản lượng vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc năm nay giảm khoảng 25% so với những năm trước nhưng tăng ở thị trường nội địa. Khoảng 70% sản lượng vải được bán tại thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Vải còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia...
Thời điểm sôi động nhất là từ ngày 7 đến 20 tháng 6, mỗi ngày có khoảng 200 thương lái cùng hàng trăm xe công ten nơ và xe tải đến các điểm thu mua vải ở Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn. Đầu vụ, vải thiều được bán với giá từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, cuối vụ giá tăng, đạt từ 13 đến 14 nghìn đồng/kg. Duy nhất ngày 10 tháng 6, giá chỉ 4.000 đồng/kg. Lúc này nhiều người đưa vải kém chất lượng từ nơi khác về trà trộn, làm giảm uy tín, giảm giá vải thiều Thanh Hà.
Niềm vui của người trồng vải
Ông Hoàng Văn Bình ở thôn Lại Xá 2 (xã Thanh Thủy) cho biết: “Tôi trồng hơn 1 mẫu vải thiều, thu được 8 tấn, tăng hơn 1 tấn so với năm trước, lãi 50 triệu đồng, cao hơn năm trước khoảng 5 triệu đồng”. Còn ông Quách Đại Sinh ở thôn 1 (xã Thanh Xá) với hơn 2 mẫu vải thiều đã thu 12 tấn quả, đạt doanh thu khoảng 130 triệu đồng. Ông Sinh phấn khởi: “Vải thiều nhà tôi được chăm sóc tốt nên mẫu mã đẹp, quả to, không bị sâu bệnh. Tôi bán giá từ 9-10 nghìn đồng/kg, chưa ngày nào phải bán với giá 6.000 đồng/kg. Vải thu hoạch đến đâu, có người mua đến đó. Cách đây 3 năm tôi thường xuyên phải sấy vải, nhưng mấy năm trở lại đây, vải tươi được giá nên tôi bán hết. Trừ chi phí, tôi cũng lãi được khoảng 70 đến 80 triệu đồng”.
Khoảng 3 năm trở lại đây, vải thiều Thanh Hà đã ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường. Người trồng vải có lãi, được chính quyền các cấp quan tâm hỗ trợ nên họ đầu tư chăm chút cây vải hơn. Vì thế, sản lượng, chất lượng vải ngày càng cao. Ông Nguyễn Văn Lực, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà khẳng định: “Mặc dù vụ vải năm 2014 nông dân gặp nhiều khó khăn, nhưng không có điệp khúc được mùa - mất giá như nhiều năm trước. Sản lượng vải quả ở Thanh Hà cao trong khi sản lượng ở các nơi trong tỉnh lại rất thấp hoặc chất lượng không bằng nên thuận lợi cho nông dân địa phương. Có thể nói, người trồng vải đã có một mùa vải thắng lợi”.
Thời điểm này, nông dân Thanh Hà đang tập trung dọn vườn, tỉa cành, khoanh gốc vải thiều, bón phân NPK, phun thuốc kích thích cho lá, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Để nối tiếp những mùa vải thiều được mùa, được giá, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ cho người nông dân. Vải thiều Thanh Hà cần tiếp tục khai thác tốt thị trường nội địa, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu để hạn chế rủi ro cho người trồng vải.
Thời điểm này, nông dân Thanh Hà đang tập trung dọn vườn, tỉa cành, khoanh gốc vải thiều, bón phân NPK, phun thuốc kích thích cho lá, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Để nối tiếp những mùa vải thiều được mùa, được giá, các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ cho người nông dân. Vải thiều Thanh Hà cần tiếp tục khai thác tốt thị trường nội địa, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu để hạn chế rủi ro cho người trồng vải.
Theo: Báo Hải Dương