Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia – Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo trực tuyến “Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi và xử lý môi trường nông thôn” tại 04 đầu cầu: Trụ sở Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Cục Công tác phía Nam, Sở KH&CN TP. Cần Thơ, Sở KH&CN TP. Đà Nẵng.
ThS. Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cho biết: Chăn nuôi là một ngành sản xuất có từ lâu đời ở nước ta, tuy nhiên so với các nước trong khu vực, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đang có nguy cơ bị tụt hậu. Sản phẩm chăn nuôi về căn bản chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, chưa thể hiện rõ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất chăn nuôi, tuy nhiên do hình thức và phương thức chăn nuôi chưa được cải tiến nên chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát triển. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học hiện nay đang là giải pháp tối ưu.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về thông tin thị trường và công nghệ chăn nuôi trong nước và trên thế giới; Một số kiến thức cơ bản về vi sinh vật và công nghệ xử lý môi trường nông thôn; Giới thiệu về công nghệ đệm lót sinh học.
Để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, an toàn dịch bệnh thì việc áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật mới, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm… là nhu cầu cần thiết của người chăn nuôi. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã mở ra hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, tạo ra tiền đề cho một hình thức chăn nuôi mới hướng tới sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, mô hình này đang được khuyến cáo làm bằng mùn cưa, trấu, vỏ hạt bông, hạt lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền… Sử dụng mô hình này góp phần tiết kiệm tới 80% lượng nước, giảm 60% chi phí lao động, nâng cao chất lượng thịt đem lại thu nhập cao cho người dân.
Theo Cục chăn nuôi, hiện nay tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến tháng 4/2013, Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình với tổng diện tích hơn 17.750m2 cho chăn nuôi heo. Hiện tại, tỉnh đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót sinh học cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học với mức 165.000 đồng/m2 đối với hộ làm từ 10m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con/một lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi.
Mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi. Mô hình này không những góp phần mở ra hướng phát triển mới cho người chăn nuôi, thay đổi nhận thức của các hộ chăn nuôi, mà còn giúp cho ngành chăn nuôi dần tiến đến một nền chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về thông tin thị trường và công nghệ chăn nuôi trong nước và trên thế giới; Một số kiến thức cơ bản về vi sinh vật và công nghệ xử lý môi trường nông thôn; Giới thiệu về công nghệ đệm lót sinh học.
Để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, an toàn dịch bệnh thì việc áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật mới, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm… là nhu cầu cần thiết của người chăn nuôi. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã mở ra hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, tạo ra tiền đề cho một hình thức chăn nuôi mới hướng tới sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, mô hình này đang được khuyến cáo làm bằng mùn cưa, trấu, vỏ hạt bông, hạt lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền… Sử dụng mô hình này góp phần tiết kiệm tới 80% lượng nước, giảm 60% chi phí lao động, nâng cao chất lượng thịt đem lại thu nhập cao cho người dân.
Theo Cục chăn nuôi, hiện nay tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến tháng 4/2013, Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình với tổng diện tích hơn 17.750m2 cho chăn nuôi heo. Hiện tại, tỉnh đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót sinh học cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học với mức 165.000 đồng/m2 đối với hộ làm từ 10m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con/một lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi.
Mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi. Mô hình này không những góp phần mở ra hướng phát triển mới cho người chăn nuôi, thay đổi nhận thức của các hộ chăn nuôi, mà còn giúp cho ngành chăn nuôi dần tiến đến một nền chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Theo: Bộ KH&CN