Hội nghị lấy ý kiến dự thảo quy chế tuyển dụng công chức, xã, phường, thị trấn. Ảnh Ninh Hải Vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị phản biện xã hội tham gia ý kiến vào dự thảo quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn của UBND tỉnh. Hoạt động trên nằm trong đề tài: Nghiên cứu cơ chế phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh Hải Dương do Thạc sỹ Lương Anh Tế, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương làm chủ nhiệm đề tài.
Dự thảo quy chế tuyển dụng công chức cấp xã gồm 5 chương, 41 điều quy định rõ đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ, hồ sơ, quy trình tuyển dụng. Tại hội nghị 9 đại biểu đã có ý kiến tập trung vào các nội dung là nên tổ chức thi công chức cấp xã trên phạm vi toàn tỉnh, do tỉnh ra đề thi và phân chia theo ngành, lĩnh vực chuyên môn từng lĩnh vực. Cần giới hạn khung tuổi rõ ràng. Trình độ chuyên môn, bậc học, tin học... yêu cầu nâng lên theo điều kiện cụ thể của từng vùng, nên ưu tiên những người có bằng chính quy tập trung dài hạn. Đội ngũ chấm thi đủ tư cách và trình độ chuyên môn, có thể sử dụng giáo viên hệ THPT giỏi chuyên môn. Một số điều trong dự thảo ghi lại nội dung của một số văn bản liên quan do Trung ương và tỉnh ban hành trước đó là không cần thiết, chỉ cần viện dẫn sẽ phù hợp hơn ...
Phản biện xã hội góp phần nâng cao chất lượng các quyết sách của Đảng và chính quyền nhân dân, thông qua hoạt động phản biện xã hội Đảng và Nhà nước (cấp uỷ, chính quyền) các cấp có cơ hội hoàn thiện chính sách, hoàn thiện các quyết định lãnh đạo, quản lý, để các quyết định quản lý hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận cao hơn.
Hoạt động phản biện có vai trò thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân một cách thực chất, vừa có ý nghĩa tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để MTTQ phát huy vai trò là tổ chức liên minh chính trị; tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Bảo Ngọc
Phản biện xã hội góp phần nâng cao chất lượng các quyết sách của Đảng và chính quyền nhân dân, thông qua hoạt động phản biện xã hội Đảng và Nhà nước (cấp uỷ, chính quyền) các cấp có cơ hội hoàn thiện chính sách, hoàn thiện các quyết định lãnh đạo, quản lý, để các quyết định quản lý hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận cao hơn.
Hoạt động phản biện có vai trò thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân một cách thực chất, vừa có ý nghĩa tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để MTTQ phát huy vai trò là tổ chức liên minh chính trị; tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Bảo Ngọc