Mạch máu nhân tạo có thể được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch và đột quỵ Các nhà khoa học thuộc trường đại học Cambridge (Anh) đã nuôi cấy thành công 3 loại tế bào tạo nên thành của mạch máu.Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tế bào da của bệnh nhân để tạo ra các loại tế bào cơ mạch máu khác nhau. Đột phá này có thể giúp nuôi cấy nhiều loại mạch máu trong phòng thí nghiệm. Mạch máu nhân tạo được sử dụng để cấy vào bệnh nhân tim mạch, bệnh thẩm tách thận hay thay thế mạch máu bị tổn thương sau tai nạn.
"Nghiên cứu này của chúng tôi là một bước tiến quan trọng để tạo ra những tế bào cơ mạch máu khác nhau, nhằm giúp nuôi cấy những mạch máu mới. Những tế bào này có thể được sử dụng để tạo ra động mạch nhân tạo hay tế bào gốc có thể được tiêm thẳng vào tim để hình thành mạch máu", tiến sĩ Sanjay Sinha, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Trước đó, một công ty công nghệ sinh học ở California (Mỹ) cũng đã nuôi cấy thành công mạch máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm vào tháng 6/2011. Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge cho rằng nghiên cứu của họ có nhiều ứng dụng trong y học hơn.
"Một loại mạch máu sẽ không thích hợp cho tất cả các mạch máu trong cơ thể. Mục đích của chúng tôi là tạo ra nhiều loại mạch máu và bây giờ chúng tôi đã có công cụ để tạo ra tất cả các loại mạch máu thích hợp cho mỗi bệnh nhân", tiến sĩ Sanjay Sinha cho biết.
Không giống các kỹ thuật nuôi cấy mạch máu trước đây, kỹ thuật mới của các nhà khoa học người Anh không cần huyết tương của động vật. Điều này có thể giảm nguy cơ một số hóa chất độc hại từ huyết tương động vật truyền sang con người và giảm nguy cơ mạch máu bị đào thải sau khi cấy.
Cho tới nay, tỷ lệ thành công của các thí nghiệm được tiến hành là 90% và nhóm nghiên cứu tin tưởng mạch máu nhân tạo có thể được nuôi cấy với quy mô công nghiệp trong tương lai gần.
Trước đó, một công ty công nghệ sinh học ở California (Mỹ) cũng đã nuôi cấy thành công mạch máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm vào tháng 6/2011. Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge cho rằng nghiên cứu của họ có nhiều ứng dụng trong y học hơn.
"Một loại mạch máu sẽ không thích hợp cho tất cả các mạch máu trong cơ thể. Mục đích của chúng tôi là tạo ra nhiều loại mạch máu và bây giờ chúng tôi đã có công cụ để tạo ra tất cả các loại mạch máu thích hợp cho mỗi bệnh nhân", tiến sĩ Sanjay Sinha cho biết.
Không giống các kỹ thuật nuôi cấy mạch máu trước đây, kỹ thuật mới của các nhà khoa học người Anh không cần huyết tương của động vật. Điều này có thể giảm nguy cơ một số hóa chất độc hại từ huyết tương động vật truyền sang con người và giảm nguy cơ mạch máu bị đào thải sau khi cấy.
Cho tới nay, tỷ lệ thành công của các thí nghiệm được tiến hành là 90% và nhóm nghiên cứu tin tưởng mạch máu nhân tạo có thể được nuôi cấy với quy mô công nghiệp trong tương lai gần.
Nguồn: khoahoc.com