Tăng cường quản lý, kiểm soát và khắc phục dịch bệnh trong nuôi tôm thương phẩm

Để giảm thiểu dịch bệnh trên tôm và hạn chế rủi ro cho người nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã có công văn số 1234/SNN-NTTS, đề nghị UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan chuyên môn chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và các vùng nuôi tôm trên địa bàn triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.

Trong thời gian qua, tình hình thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, tôm chết chưa rõ nguyên nhân vẫn tiếp tục diễn ra ở các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Để giảm thiểu dịch bệnh trên tôm và hạn chế rủi ro cho người nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã có công văn số 1234/SNN-NTTS, đề nghị UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan chuyên môn chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và các vùng nuôi tôm trên địa bàn triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.

Theo đó, đối với các cơ sở nuôi tôm thương phẩm, những diện tích chưa thả tôm giống, cần cải tạo ao, đầm đúng quy trình kỹ thuật, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi tôm bằng chlorin nồng độ 30ppm (tức 30g/m3 nước). Đồng thời, - theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn, khi thấy ổn định mới thả giống, nên thả giống mật độ thưa hơn chính vụ (50-60 con/m2 đối với tôm thẻ chân trắng, 10-15 con/m2 đối với tôm sú).
Đối với những diện tích đã thả tôm giống, các hộ nuôi phải thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao, sử dụng chế phẩn sinh học, bột đá vôi (CaCO3) làm ổn định môi trường, đồng thời bổ sung Vitamin C vào thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Thực hiện các biện pháp ổn định nhiệt độ như: nâng cao và duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2-1,4 m, hạn chế thay nước. Rải vôi bột xung quanh bờ ao ngăn chặn các vật chủ trung gian từ bên ngoài vào ao nuôi. Bên cạnh đó, các hộ cũng cần thường xuyên theo dõi thông báo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục nuôi trồng thuỷ sản và tình hình dịch bệnh tôm của các vùng lân cận để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh tôm giống là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản được quy định tại Chỉ thị 01/2012/CT- UBND ngày 15/01/2012 của UBNSD tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi mặn lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tôm giống nhập vào điạ bàn tỉnh phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giống nhập về phải được gièo trong bể từ 2 ngày trở lên, sau đó lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu virus đốm trắng, taura, MBV, kiểm tra phát sáng đạt yêu cầu mới được xuất bán.

Các cơ quan: Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, phổ biến, hướng dẫn công tác phòng ngừa dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Chi cục Thú y, lấy mẫu kiểm tra các ao nuôi tôm có biểu hiện bất bình thường, hoặc nghi tôm bị bệnh để kiểm tra xác định bệnh trên tôm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc, hoá chất sử dụng trong nuôi tôm, đặc biệt là các lọai thuốc và hoá chất cấm sử dụng trong nuôi tôm Hỗ trợ hoá chất xử lý kịp thời những diện tích bị bệnh theo quy định. Trung tâm khuyến nông, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và công tác phòng ngừa dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thành, thị, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT (Phòng kinh tế), UBND các xã, HTX, Tổ cộng đồng theo dõi nắm bắt tình hình trên địa bàn triển khai biện pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh xảy ra trên tôm nuôi.

NASATI (Theo Trung tâm Khuyến nông Nghệ An)


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây