Công ty xây dựng và kiến trúc TIS&Partners của Nhật Bản vừa cho ra một loại gạch rắn và công nghệ thấp có thể được sản xuất nhanh chóng ở khu vực bị thiên tai và được ứng dụng để xây dựng nhanh nơi trú ẩn lâu dài. Thành phần chính cũng chính là lợi thế của loại gạch này là cát thường. Ảnh minh hoạ Quy trình sản xuất gạch sử dụng CO2 để làm cứng cát và chất kết dính epoxy (một loại nhựa tổng hợp rất cứng có độ bền cao) để tạo độ bền. Thực tế, nhà sáng chế ra loại gạch này đã tuyên bố rằng gạch có độ bền gấp 2,5 lần xi măng mới đổ 1 ngày, nghĩa là việc xây tường sẽ cần ít cốt thép hơn nhiều và có thể được sử dụng ngay trong các công trình xây dựng khẩn cấp.
Loại gạch này được tạo ra bằng một quy trình rất đơn giản: cát có chứa lượng silicon cao được đặt vào một khuôn nén khí có thể tạo thành hầu hết các dạng. CO2 được bơm vào khuôn và ghép với silica để tạo thành một vật liệu giống như gạch đặc trong thời gian chưa đến 1 phút, tại thời điểm này, gạch rất chắc theo lực ép nhưng vẫn sẽ vỡ nếu chịu lực căng.
Bước tiếp theo là đổ một chất kết dính như chất kết dính epoxy hoặc urethane vào những viên gạch. Ngâm khối gạch trong chất kết dính tạo ra một loại gạch cứng hơn, đáp ứng đủ các yêu cầu thích hợp của một vật liệu xây dựng chắc chắn. Độ cứng của loại gạch này cao hơn 2,5 lần xi măng mới đổ trong vòng 24 giờ, thích hợp sử dụng cho các công trình xây dựng khẩn cấp.
Những viên gạch đã hoàn thành cũng có thể được vận chuyển dễ dàng từ địa phương sản xuất tới địa điểm xây dựng. Và nhờ độ bền với sức kéo, có thể xây các bức tường đòi hỏi ít hay không cần bổ sung thép gia cố lực. Sản phẩm này cũng hứa hẹn sẽ trở thành phương thức có giá trị nhằm cô lập cacbon.
Nguồn: VEA