Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường; chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh có cải thiện; những vấn đề bức xúc, điểm nóng về môi trường từng bước được kiểm soát và tập trung giải quyết. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn có nguy cơ gia tăng ở một số lĩnh vực, địa phương. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến, đang là thách thức lớn cả trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; ý thức trách nhiệm của một số doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường hiệu quả chưa cao; công tác thanh, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường còn chưa kịp thời. Nguồn lực đầu tư cho môi trường chưa tương xứng với nhiệm vụ, kết quả công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường đạt thấp. Để khắc phục các hạn chế, tồn tại, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, các ban, ngành và địa phương cần thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cấp bách cụ thể đối với từng đối tượng. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ đạo trong quản lý, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Các giải pháp bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đôn đốc các đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; công bố công khai các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khuyến cáo ý thức chấp hành pháp luật về môi trường. Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016- 2020”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên, kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Lập kế hoạch giám sát, quan trắc định kỳ các nguồn thải của các cơ sở phát sinh lượng nước thải trên 200 m3/ngày đêm, cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường; rà soát đánh giá tác động môi trường (ĐTM), công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Báo cáo ĐTM. Triển khai lắp đặt các trạm quan trắc tự động môi trường nước, không khí trên địa bàn tỉnh ở các khu vực nhạy cảm về môi trường như các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, các nguồn nước xả thải lớn và môi trường không khí tại các khu công nghiệp, khu đô thị. Ngay trong năm 2017, Sở Tài nguyên môi trường sẽ lắp đặt 01 trạm quan trắc tự động nước, 01 trạm quan trắc tự động không khí và đầu tư lắp đặt hệ thống nhận dữ liệu quan trắc tự động của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải, khí thải lớn. Về rác thải nông nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường phải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Để góp phần bảo vệ môi trường, việc xét duyệt, quy hoạch các dự án không có nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất quan trọng. Chính vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu trình UBND tỉnh thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, đồng bộ và hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kiên quyết từ chối các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Có biện pháp kiểm soát các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuê nhà xưởng của các dự án có mục tiêu cho thuê nhà xưởng công nghiệp, tránh tình trạng các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ có công nghệ sản xuất và máy móc lạc hậu, lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường như: tái chế phế liệu, tẩy rửa bề mặt bằng hóa chất, sơn, mạ… thuê nhà xưởng để hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Sở Xây dựng cần hoàn thiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2025; chủ trì, phối hợp với một số sở để xây dựng biểu suất đầu tư, giá dịch vụ trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các giải pháp trên, công tác bảo vệ môi trường cần có sự vào cuộc đồng bộ của các đơn vị sở, ngành, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Y tế cần tập trung các giải pháp đầu tư xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các cơ sở y tế công lập; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch xử lý tập trung chất thải rắn y tế, thay thế các lò đốt không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế QCVN 02:2012/BTNMT. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ dịch bệnh thú y, thủy sản; tham mưu trình UBND tỉnh Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường. Tăng cường áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, thu hồi năng lượng từ biogas; tổ chức nghiêm việc nghiệm thu tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong xử lý môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các ngành thẩm định công nghệ các dự án đầu tư để phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém và gây ô nhiễm môi trường. Các ngành văn hóa, du lịch, thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo cùng các đoạn thể tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, lồng ghép với hoạt động của ngành, đơn vị. Đồng thời, các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát, hoạt động bảo vệ môi trường cần tích cực chủ động phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Cụ thể là: Ban quản lý dự án các khu công nghiệp tăng cường giám sát, yêu cầu tất cả các ku công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền trực tiếp và Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý. Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về môi trường để giảm tình trạng xả thải vi phạm; tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm mà trọng điểm là các khu công nghiệp, khu tập trung doanh nghiệp, làng nghề, các doanh nghiệp có lưu lượng xả thải lớn. Với vai trò quản lý địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tổ chức thực thi có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi trường. Xây dựng và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường của các địa phương giai đoạn 2016 – 2020. Lập danh sách làng nghề được khuyến khích phát triển và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không được khuyến khích phát triển do gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng, không đảm bảo khoảng cách với khu dân cư. Quy hoạch khu cụm công nghiệp, khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư. Đặc biệt, các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng rác thải đổ, đốt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Vũ Đình Hiền - Anh Nguyên
Hải Dương: Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020 (23/09/2020)
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải rắn (12/12/2016)
Hội thi "Nông dân tham gia bảo vệ môi trường" (17/11/2016)
Nam Sách: Xử lý rác thải, nước thải tại cụm công nghiệp An Đồng (30/10/2016)
Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương (03/10/2016)
Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương (20/09/2016)
Sẽ làm sạch biển bằng công nghệ Nhật Bản? (24/08/2016)
Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn (04/08/2016)
Giải pháp xử lý rác bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (04/08/2016)
Hưởng ứng “Thánh hành động vì môi trường” năm 2016 (27/07/2016)
Giúp nông dân biến rác thải thành tiền (21/10/2015)
Quyết định quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (03/07/2015)
"Hai Lúa" chế thuyền năng lượng mặt trời (29/06/2015)
6 ý tưởng cải thiện tình trạng thiếu nước sạch (29/06/2015)
Biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu lỏng (26/03/2015)
Vào...
...
...
...
...
Chỉ...
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG
Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương
Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.
Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn
Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.