Lĩnh vực CN,GT,XD 2015-07-14 15:26:02

     Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 10 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập với tổng diện tích theo quy hoạch chi tiết là 1.697,33 ha các KCN của tỉnh đã thu hút được 194 dự án đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD (ước quy đổi) vốn đầu tư thực hiện lũy kế đạt trên 2,1 tỷ USD.Hải Dương đã quy hoạch chi tiết 36 CCN với diện tích đất tự nhiên là 1.693,28 ha. Tính đến hết 31/12/2013, đã có 30 CCN đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.388,57 ha, diện tích đất công nghiệp để cho thuê là 904,85 ha, chiếm 65,16% tổng diện tích đất quy hoạch. Hiện tại, đã thu hút được 301 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6.264,76 tỷ đồng.Các KCCN của tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 2014, ông Vũ Doãn Quang - Giám đốc Sở Công thương đã đề xuất và được UBND tỉnh đồng ý giao cho thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Đề tài đã khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng tình hình hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng, nhằm đưa nền kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Từ năm 2003, tỉnh Hải Dương đã triển khai xây dựng các KCCN theo mô hình mới và đã thu được những kết quả nhất định. Các KCCN ở Hải Dương không chỉ với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp cận công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.Tỉnh Hải Dương có 18 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với tổng diện tích là 3.517 ha. Đến nay có 10 KCN đã được thành lập và thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh hạ tầng, với tổng diện tích theo quy hoạch chi tiết 1.697,32 ha, trong đó tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy là 1.148,94 ha. Các KCN này nằm dọc trục Quốc lộ 5,18, thuộc địa phận các huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, thị xã Chí Linh và thành phố Hải Dương.Tất cả các KCN hoạt động đều có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có 2 KCN chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Phú Thái, Kenmark). Tổng vốn đầu tư đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng là 6.448,021 tỷ đồng, tổng vốn đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 5.668,501 tỷ đồng. Ngoài KCN Kenmark chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng sẵn cả nhà xưởng để cho thuê nên tỷ lệ vốn đầu tư/ha là 34.35 tỷ VNĐ/ha, còn nói chung chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng bình quân cho 01 ha đất tại các KCN Hải Dương là 3,98 tỷ VNĐ.Tính đến 31/6/2014, theo báo cáo của Ban quản lý các KCN, các KCN của tỉnh đã thu hút được 181 dự án thứ cấp (bao gồm 144 dự án FDI và 37 dự án DDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN, trong đó có 150 dự án đã đi vào hoạt động, 12 dự án đang triển khai, 14 dự án đã cấp phép chưa triển khai và 5 dự án không có khả năng triển khai (số dự án này đang trong quá trình xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư), với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.554,76 triệu USD và 1.342 tỷ VNĐ. Quy mô bình quân một dự án là 8,20 triệu USD và 3,24 triệu USD/ha. Các KCN Tân Trường, Đại An (giai đoạn 1), Phúc Điền là những KCN thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ lấp đầy nhanh. Theo kết quả khảo sát, các KCN của tỉnh đã thu hút được các dự án đầu tư từ nhiều quốc gia: Châu Âu, Châu Á, Mỹ và các nước ASIAN, trong đó đứng đầu là Nhật Bản với số lượng 47 dự án, Trung Quốc (bao gồm Trung Quốc lục địa, Hồng Kông, Đài Loan) 42 dự án, Hàn Quốc 22 dự án, các vùng, lãnh thổ khác là 33 dự án và 37 dự án có vốn đầu tư trong nước. Các ngành nghề đầu tư vào các KCN của tỉnh cũng rất đa dạng… Đã có những ngành nghề mới phát triển như: dịch vụ Logisticsđang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của các KCN tỉnh. Năm 2014, GTSXCN của các doanh nghiệp trong KCN đã chiếm 50,60% GTXSCN của toàn ngành công nghiệp tỉnh. số lao động làm việc trực tiếp trong các KCN theo tổng hợp của Ban quản lý các KCN năm 2014 là 72.706 người. Lao động có trình độ trên đại học là 804 người; đại học là 4.132 người; cao đẳng, trung cấp là 4.594 người; công nhân kỹ thuật là 7.794 người; dạy nghề thường xuyên 47.342 người; lao động phổ thông (chưa qua đào tạo nghề) là 9.040 người, chiếm 12,26% trong tổng số lao động. Số lao động phổ thông được các doanh nghiệp trong KCN tuyển dụng tự đào tạo, kèm cặp và trở thành lao động có tay nghề là 47.342 người. Kết quả trên cho thấy, các KCN hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đóng góp rất lớn cho việc giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, trực tiếp tham gia đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương. Kết quả khảo sát cho thấy 6/9 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động với tổng công xuất gần 11.000 m3/ngày đêm. Kết quả khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đều đã có đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động (báo cáo ĐTM đã được phê duyệt). Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trong KCN (về xây dựng trạm xử lý cục bộ, đấu nối hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước thoải công nghiệp, phân loại, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại,...) được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh. 78/106 (chiếm tỷ lệ 73,58%) doanh nghiệp có chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 14000 đây là tỷ lệ khá cao, thể hiện sự quan tâm, ý thức của của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hải Dương đa số thực hiện dự án đầu tư mới gắn với việc đầu tư máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất. Tỷ lệ máy móc thiết bị mới chiếm trên 90% so với tổng số máy móc, thiết bị sử dụng. Nguồn gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị chủ yếu tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, một số ít có xuất xứ từ Mỹ, Anh, Đức.
Phát triển KCCN là một con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn mang tính tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, hoạt động của các KCCN đã đạt được những thành tựu đáng kể tác động không nhỏ đến đầu tư sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ môi trường, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Qua một năm nghiên cứu, trên cơ sở những vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc phát triển KCCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đề tài đã tổng hợp và phân tích những lý luận cơ bản về KCN, CCN, trong đó bao gồm các vấn đề liên quan đến khái niệm KCN, CCN, vai trò của KCCN trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò tất yếu của KCCN trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng tình hình hạt động của các KCCN trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế của KCCN tỉnh Hải Dương, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế đó. Trên cơ sở lý luận cơ bản và thực trạng phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 06 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCCN tỉnh Hải Dương. Trong đó có nhóm giải pháp rà soát, điều chỉnh quy hoạch để nâng cao chất lượng triển khai thực hiện quy hoạch KCCN, nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCCN, nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng KCCN một cách đồng bộ theo hướng phát triển KCCN kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, nhóm giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý KCCN và cuối cùng là nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện khung pháp lý về KCCN. Để phát huy hết tiềm năng về vị trí địa lý, thế mạnh phát triển công nghiệp và các lợi thế so sánh khác, tỉnh Hải Dương cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCCN, tỉnh cần có sự chỉ đạo kiên quyết, thống nhất của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, hoàn thiện, thu hút đầu tư vào các KCCN trên địa bàn.
Hy vọng rằng, với những kết quả nghiên cứu nói trên, đề tài sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Phát triển KCCN thành công sẽ trở thành mô hình kinh tế năng động, có hiệu quả, đem lại nhiều triển vọng cho phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương

Tin khác

Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Oanh Điệp - phát triển nghề tiểu thủ công truyền thống (27/09/2018)

Hải Dương: Chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công (17/08/2016)

Tăng chất lượng xử lý bề mặt công trình xây dựng bằng bột trét tường (17/08/2016)

Nâng cao chất lượng và thẩm mỹ công trình với keo dán gạch (22/05/2016)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (20/05/2016)

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ chắp cánh cho nền kinh tế vươn xa (24/12/2015)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (28/10/2015)

Việt Nam lần đầu tiên có nhà máy ứng dụng công nghệ nano bạc (09/01/2015)

Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting trong công trình xây dựng tỉnh Hải Dương (17/03/2014)

Thông xe nút giao thông lập thể giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390. (19/01/2014)

Đẩy mạnh chương trình phát triển vật liệu xây không nung (02/07/2013)

Bước phát triển của giao thông nông thôn ở Hải Dương (08/04/2013)

Thiết bị rải bê tông "made in Việt Nam" (13/09/2012)

Tỉnh Hải Dương qua 3 năm thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (26/03/2012)

Sản xuất bê tông từ thủy tinh thải và xi măng (27/02/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.