Khoa Học Xã Hội 2016-01-06 09:16:26

        Báo cáo kết quả thực hiện Đề tài: Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy –học theo hướng tích hợp môn Ngữ văn và Lịch sử ở cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương.    Cấp quản lý đề tài:       • Tỉnh,Thành phố    Mã số đề tài (nếu có): XH.37.CĐHD.13-14   Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Cao đẳng Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu:
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
- Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Hải Dương
- 12 Phòng Giáo dục và 12 trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản: Tỉnh Hải Dương
Chủ nhiệm đề tài: Lê Bá Liên            Học hàm, học vị: Thạc sĩ         Giới tính:  Nam
                           
Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu
Họ và tên: Đặng Thị Mây                    Học hàm, học vị: Tiến sĩ                Giới tính:  Nữ
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thủy          Học hàm, học vị:  Tiến sĩ              Giới tính:  Nữ
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh             Học hàm, học vị:  Tiến sĩ               Giới tính:  Nữ
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Thanh      Học hàm, học vị: Thạc sĩ              Giới tính:  Nữ
Hình thức đánh giá         • Nghiệm thu                       • Tổng kết        
Đánh giá xếp loại                • Đạt    
Năm viết BC:  2015
Nơi viết BC:  Thành phố Hải Dương  
Số trang: 90 (chưa kể Phụ lục)
Tóm tắt Báo cáo kết quả nghiên cứu:
1- Mục tiêu: 
- Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy - học theo quan điểm dạy học tích hợp và ứng dụng vào dạy học Ngữ văn và Lịch sử ở trường THCS. Xác định cơ sở tích hợp, các hướng tích hợp Ngữ văn và Lịch sử; đề xuất hệ thống phương pháp dạy học hai môn Ngữ văn và Lịch sử ở cấp THCS theo hướng tích hợp liên môn và tích hợp theo chủ đề.
- Biên soạn, xuất bản giáo trình cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành Văn - Sử, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy hai môn Ngữ văn và Lịch sử ở trường THCS, thiết kế hệ thống giáo án minh họa và một số đĩa hình dạy mẫu theo hướng tích hợp cả hai môn Văn - Sử.
 2- Kết quả:
2.1. Đề tài đã xác định được các hướng tích hợp Văn - Sử trong dạy học Ngữ văn, các hướng tích hợp Sử - Văn trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở; mô hình hóa bài học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp liên môn và tích hợp theo chủ đề; bài học Lịch sử theo các hướng: tích hợp từng phần, tích hợp toàn phần và tích hợp theo chủ đề; đề xuất các phương pháp dạy học Ngữ văn và Lịch sử theo hướng tích hợp Văn - Sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hai môn Ngữ văn và Lịch sử ở cấp Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương; thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục tỉnh Hải Dương; góp phần thực hiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, hiện thực hóa tư tưởng tích hợp và phân hóa trong việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa các môn học ở THCS giai đoạn sau 2015.
2.2. Những nghiên cứu của đề tài là giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng trùng lặp kiến thức, sự quá tải trong chương trình giáo dục phổ thông, sự tiếp cận nội dung bài học một cách phiến diện, độc lập, thiếu cái nhìn hệ thống và tổng thể khi kết nối các đơn vị kiến thức và kĩ năng nhằm phát triển toàn diện năng lực cho học sinh của giáo viên Ngữ văn và Lịch sử ở cấp Trung học cơ sở.
2.3. Là minh chứng cụ thể cho định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, là sự đề xuất, định hướng về phương pháp và cung cấp tư liệu cho giáo viên Ngữ văn và Lịch sử cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong việc thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích hợp Ngữ văn và Lịch sử.
2.4. Kết quả đề tài là một giải pháp khắc phục được tình trạng báo động về chất lượng dạy học hai môn Ngữ văn và Lịch sử hiện nay ở trường THCS, góp phần phát triển năng lực toàn diện cho học sinh chứ không chỉ thiên về cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, từ đó nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về lịch sử, đất nước, con người, để có trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước, biết tôn trọng quá khứ, hiểu biết hiện tại và làm chủ tương lai, phát triển con người toàn diện và xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
  3.1. Kết quả nghiên cứu của đề tài có khả năng ứng dụng cao, có thể áp dụng ngay để cấu trúc lại chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn và Lịch sử của Trường Cao đẳng Hải Dương; đồng thời có thể chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương để phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên thường xuyên môn Ngữ văn và Lịch sử cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục Hải Dương.
  3.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được tiếp tục nghiên cứu, phát triển thành đề tài cấp Nhà nước, áp dụng không chỉ cho địa bàn tỉnh Hải Dương mà còn có thể được nhân rộng trong phạm vi cả nước để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn và Lịch sử cấp trung học cơ sở.
 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.