Khoa Học Tự Nhiên 2015-10-29 10:20:37

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tập trung theo quy trình  VietGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ           ¨Tỉnh,Thành phố          Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): Thời gian thực hiện:      2010      Thuộc chương trình (nếu có): Cơ quan chủ trì đề tài*:  Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: UBND huyện Cẩm Giàng

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Nguyễn Văn Thăng    Học hàm, học vị:  Kỹ sư            Giới tính:  Nam

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:              Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên: Vương Đức Dũng                 Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nam

Họ và tên: Bùi Duy Hưng                      Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nam

Họ và tên:  Nguyễn Văn Thiện              Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nam

Họ và tên:  Hoàng Thị Giang                       Học hàm, học vị:                   Giới tính  Nữ

Họ và tên:  Hoàng Thị Loan                       Học hàm, học vị:                   Giới tính:  Nữ

Họ và tên:  Vũ Thị Duy                           Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nữ

Họ và tên:  Nguyễn Văn Cường              Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nam

Hình thức đánh giá:        ¨ Nghiệm thu                 ¨ Tổng kết

Đánh giá xếp loại:      ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC: 12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:               trang             Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình áp dụng TBKT chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VIETGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

- Làm cơ sở mở rộng mô hình ra các vùng khác trong huyện.

- Trang bị cho các hộ nông dân kiến thức khoa học và công nghệ tiên tiến về chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VIETGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, chăn nuôi hàng hoá tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao.

2- Kết quả:

  Phương pháp nghiên cứu:

Chọn hộ gia đình thực hiện đề tài:lựa chọn các hộ gia đình có đủ tiêu chuẩn về chuồng trại, vệ sinh môi trường; có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm; nhiệt tình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và có đủ tiềm lực về điều kiện kinh tế để thực hiện đề tài.

Cụ thể phải đảm bảo các tiêu chí sau:

* Chuồng trại chăn nuôi trên diện tích đất mới chuyển đổi.

*Vị trí chuồng nuôi cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, công sở, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực; ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi,cao ráo, thoáng mát, thoát nước dễ dàng.

* Hệ thống chuồng trại đãđược đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết và phải có hệ thống quạt thông gió và điều tiết nhiệt độ, ẩm độ làm hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường chăn nuôi gia cầm tập trung.

+ Có số lượng đàn gà quy mô từ: 2.000 con  trở lên.

+ Có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm và tự nguyện áp dụng các biện pháp kỹ thuật đề tài hướng dẫn.

+ Có khả năng về kinh tế để đầu tư kinh phí vào thực hiện đề tài.

Hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân theo tiêu chuẩnVIETGAHP: Ban chủ nhiệm đề tài cử cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phối hợp với cán bộ kỹ thuật của đơn vị, được sự giúp đỡ của chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn và chuyển giao các quy trình chăn nuôi cho các hộ nông dân tham gia đề tài, các quy trình:

+ Quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi gà.

+ Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thương phẩm.

-  Đầu tư hỗ trợ các hộ nông dân tham gia đề tài: 50% tiền mua giống; hỗ trợ vacin và thuốc phòng bệnh và một số vật tư quan trọng khác.

- Ký hợp đồng với cơ quan chuyển giao công nghệ để hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho các hộ nông dân và hợp  đồng chuyên gia tư vấn cho đề tài.

    - Tổ chức các buổi thăm quan, học tập, trao đổi tại các mô hình để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài và tuyên truyền phổ biến các kết quả đạt được trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phương pháp điều tra khảo sát chọn hộ: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra xã hội học đã được thiết kế trước (nằm ở mục a, nội dung nghiên cứu).

- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp thống kê sinh học.

- Phương pháp theo dõi đánh giá việc áp dụng quy trình VIETGHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

Kết quả xây dựng mô hình

Cẩm Giàng là huyện có truyền thống chăn nuôi gà, thị trường tiêu thụ là các khu công nghiệp trong huyện, trong tỉnh và một số thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Do đó trong năm gần đây đàn gà nuôi trong nông hộ, trang trại, gia trại phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình đầu tư chăn nuôi với quy mô hàng hoá trên cơ sở tiếp thu khoa học kỹ thuật góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế hộ và đị phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Địa điểm, thời gian thực hiện mô hình

- Địa điểm thực hiện: tại một số hộ chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại thuộc các xã Tân Trường, Cẩm Đông, Cẩm Hưng huyện Cẩm Giàng.

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2010.

Các hộ tham gia đề án đã thực hiện tốt quy trình chăn nuôi, quản lý, chăm sóc, khẩu phần ăn, tiêm phòng Vaccine, thuốc phòng bệnh cho đàn gà nên trong quá trình chăn nuôi chưa đàn gà nào xảy ra dịch bệnh, gà ở giai đoạn tuần tuổi thứ nhất tỷ lệ hao hụt 0,7% gà chết là do nguyên nhân gà bị hở rốn, khèo, sức đề kháng kém, còi cọc cho nên ở giai đoạn này các hộ chăn nuôi buộc phải loại thải với tỷ lệ cao. 

Khả năng sinh trưởng

Tốc độ sinh trưởng của đàn gà, sau 43-48 ngày nuôi ở 6 hộ chăn nuôi ở mức độ khá, bình quân đạt:203 gam/tuần tuổi thứ nhất, 324 gam/tuần tuổi thứ hai, 479 gam/tuần tuổi thứ ba, 776 gam/tuần tuổi thứ tư, 442 gam/tuần tuổi thứ năm, 462 gam/tuần tuổi thứ sáu, 207gam/tuần thứ bảy.

Tốc độ tăng trọng trung bình ở các tháng khác nhau có sự khác biệt, giai đoạn tuần tuổi thứ nhất và tuần tuổi thứ 2 đàn gà sinh trưởng và phát triển chậm, tăng trọng trung bình đạt hơn tuần thứ hai 120gam/con/tuần là do đàn gà mới nở, tress, vận chuyển và chưa thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi, thức ăn chưa quen, tuần tuổi thứ ba và tuần tuổi thứ tư đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất, ở giai đoạn tuần tuổi thứ 5 và tuần tuổi thứ 6 đàn gà có xu hướng sinh trưởng và phát triển chậm hơn, tuần tuổi thứ 7, có đàn 2-3 ngày đã xuất bán, một số hộ xuất chuồng sớm vì thời điểm này gà giá bán rất cao như nhà ông Nguyễn Xuân Đại, gà được 42-43 ngày tuổi, giá bán là: 38.000đ/kg sản phẩm.

Nhìn chung các hộ chăn nuôi tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo thức ăn đầy đủ cân đối các thành phần dinh dưỡng và cho ăn đủ theo khẩu phần, vệ sinh tiêu độc chuồng trại tốt nên đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.

Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Chinh, đàn gà có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao nhất trọng lượng bình quân là 70gam/con/ngày đây là hộ có quy mô đàn thấp nhất chủ hộ trực tiếp chăm sóc và quản lý, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi đây cũng là yếu tố rất quan trọng để có được kết quả cao trong chăn nuôi.

Hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Đại, đàn gà có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá tốt, trọng lượng trung bình là 67-68gam/con/ngày, đây là hộ có quy mô đàn đứng thứ hai, có đội ngũ công nhân lành nghề, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên đàn gà sinh trưởng tương đối ổn định và có tốc độ sinh trưởng phát triển bình quân con/ngày ở tốp đầu.

Hộ gia đình ông Đào Văn Thuyên, ở đàn gà nhập lần 3 có tốc độ tăng trưởng và phát triển thấp do thời điểm này giá thấp gia đình không bán được, thời gian nuôi kéo dài 48-50ngày đây là giai đoạn đàn gà sinh trưởng và phát triển chậm, theo như nhà sản xuất giống gà này xuất bán ở giai đoạn 45-46ngày là cho hiệu kinh tế tốt nhất, nếu kéo dài làm tăng giá thành sản phẩm.

Áp dụng chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VIETGAHP (chuồng kín) so với chăn nuôi truyền thống (chuồng hở) có nhiều ưu thế hơn vì chuồng kín có thể điều tiết được nhiệt, ánh sáng, ẩm độ phù hợp với nhu cầu sinh học của đàn gà ở các giai đoạn, nên đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, ít dịch bệnh, cách ly được với môi trường thiên nhiên, nguồn bệnh, chuột, côn trùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tỷ lệ sống ≥ 97- 98,5%, hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 1,87kg thức ăn/kg thể trọng, trọng lượng trung bình 2,86kg/con; so sánh với chăn nuôi truyền thống (chuồng hở) cho thấy tỷ lệ sống ≥ 90-95%, có khi hao hụt rất cao 15-20%; hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 1,98kg thức ăn/kg thể trọng, trọng lượng trung bình 2,3-2,86kg/con, dịch bệnh xảy ra thường xuyên do môi trường không thích hợp.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH VIETGAHP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG

Qua một năm thực hiện việc chăn nuôi gà theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, chúng tôi nhận thấy trong 13 tiêu chí của quy trình đề ra thực tế địa phương chỉ áp dụng và thực hiện được một số tiêu chí, cụ thể như:

Mô hình nuôi gà theo quy trình VietGAHP được thực hiện lần đầu tiên trên địa bàn huyện Cẩm Giàng nhằm giúp các hộ nuôi gà cùng tham quan, học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Ban chủ nhiệm đề tài đã cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình nuôi gà an toàn theo hướng VietGAHP, đó là: mua gà giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng; nuôi nhốt ở chuồng trại xa khu dân cư, cách xa đường giao thông, bệnh viện; tiêm vắc-xin, uống thuốc phòng bệnh theo định kỳ; sử dụng thức ăn, nước uống sạch sẽ; hằng ngày thu gom chất thải để xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường... Ngoài ra, các gia đình tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí mua gà giống, một phần thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Ban chủ nhiệm đề tài thường xuyên kiểm tra, giám sát để giúp các gia đình tháo gỡ kịp thời khó khăn gặp phải trong chăn nuôi. Sau gần 3 tháng nuôi, kết quả cho thấy, đàn gà được nuôi theo hướng VietGAHP không mắc bệnh, tỷ lệ sống đạt hơn 95%, trọng lượng đạt 2,2 - 2,5 kg/con. So với phương pháp nuôi gà truyền thống, quy trình nuôi gà an toàn theo hướng VietGAHP tuy có yêu cầu khắt khe hơn nhưng hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt. Cái được lớn nhất của quy trình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP là bảo đảm được sự an toàn cao cho đàn gà. Tuy nhiên, khi áp dụng quy trình VietGAHP này cho các hộ chăn nuôi cho thấy các mô hình này mới chỉ đạt được 9/13 tiêu chí trong quy trình.

Qu¶n lý dÞch bÖnh vµ b¶o qu¶n, sö dông thuèc thó y:

Ngay từ khi nhận gà giống giao cho các hộ nông dân chăn nuôi Ban chủ nhiệm đề tài đã lập kế hoạch tiêm phòng vắc xin, cử cán bộ thú y theo dõi tình hình dịch bệnh, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm.... để có biện pháp xử lý thích hợp. Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm theo lịch đã quy định. Các quá trình điều trị cán bộ kỹ thuật đều ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng thời gian dùng, trọng lượng gia cầm, thời điểm ngưng thuốc. Tuyệt đối khi có dịch bệnh các hộ gia đình không bán gà trong thời gian trị bệnh và cách ly thuốc.

Qu¶n lý nguyªn liÖu thøc ¨n, n­íc uèng hîp vÖ sinh:

Trong quá trình chăn nuôi các hộ đã sử dụng 02 loại thức ăn cho chăn nuôi là Công tyTNHH CHAROEN POKPHAND, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội và Công ty TNHH ANT (HN) sản xuất.

Các hộ sử dụng thức ăn chăn nuôi sản xuất tại Công ty TNHH CHAROEN POKPHAND, gồm có 3 hộ ông Vinh, ông Tâm, bà Chinh; nguyên liệu chế biến thức ăn là: Ngô, mỡ động vật, bột đỗ tương, cám gạo, bột cá, bột sò, vi lượng, khoáng đa lượng, Vitamin, axit amin, thành phần dinh dưỡng thức ăn như sau: CP. 910 cho gà từ 01-14 ngày tuổi, nhu cầu gà cần năng lượng trao đổi 3.000Kcal/kg, Protein 20,5%; CP. 911a cho gà từ 15 - 21 ngày tuổi, nhu cầu gà cần năng lượng trao đổi 3.000Kcal/kg, Protein 20,0%; CP. 911b cho gà từ  22 - 42ngày tuổi, nhu cầu gà cần năng lương trao đổi 3.000Kcal/kg, Protein19%; CP. 912 cho gà từ 42 ngày  chờ xuất bán, nhu cầu gà cần năng lương trao đổi 3.050Kcal/kg, Protein 17,5%, (xem bảng 2, phần phụ lục).

Các hộ sử dụng thức ăn chăn nuôi sản xuất tại Công ty TNHH ANT (HN), gồm có 3 hộ ông Thuyên, ông Luân, ông Đại, nguyên liệu chế biến thức ăn là: Ngô, mỡ động vật, bột đỗ tương, cám gạo, bột cá, bột sò, vi lượng, khoáng đa lượng, Vitamin, axit amin, thành phần dinh dưỡng thức ăn như sau: DACHAN 2101 cho gà từ 01-21 ngày tuổi, nhu cầu gà cần năng lượng trao đổi 2.900Kcal/kg, Protein 21,0%;  DACHAN 2102 cho gà từ 22 - 42 ngày tuổi, nhu cầu gà cần năng lương trao đổi 3.000Kcal/kg, Protein 19,0%;  DACHAN 2103 cho gà từ 43 ngày tuổi đến chờ xuất bán, nhu cầu gà cần năng lương trao đổi 3.100Kcal/kg, Protein 17,0%.

Thức ăn nhập kho được kê cao cách nền kho 30 cm, tránh ẩm ướt và vi khuẩn xâm nhập gây hư hỏng thức ăn. Định kỳ xông hơi kho nguyên liệu, thành phẩm bằng các loại thuốc sát trùng không khí để bảo đảm an toàn dịch bệnh, ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc. Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn ghi đầy đủ các thông tin về số lượng, tên hàng, nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị ..... khi đưa vào kho bảo quản, đặt đúng vị trí, đảm bảo nguyên tắc vào trước xuất trước, vào sau xuất ra sau. Kiểm tra các thông tin khi giao nhận nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp đảm bảo nguyên liệu sử dụng có chất lượng tốt. Thức ăn hỗn hợp và thức ăn có trộn thuốc được phối trộn theo hướng dẫn, bảo quản nơi thoáng mát và lưu hồ sơ.

Nước uống: Các hộ dùng nước giếng khoan được xử lý phơi và lọc qua cát đá than củi, ống lọc sau đó được bơm đến bồn cung cấp cho gà.

Đề tài đã thực hiện các nội dung và mục tiêu đề ra:

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm tập trung theo quy trình VIETGAHP

 - Về quy mô:Đề tài được triển khai ở 06 hộ nông dân, với diện tích chuồng trại là 4.900m2.

- Số lượng là: 35.000con, trong đó giống gà ROSS 308, giống gà CP.707, do Công ty C.P Việt Nam, gà giống đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng cho các hộ tham gia thực hiện đề tài.

Kết quả triển khai đề tài cho thấy trọng lượng gà khi thu hoạch đạt 2,8 đến 3kg/con, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia mô hình. Để đạt được kết quả này và hướng tới mục tiêu sản xuất gà thịt an toàn và bền vững cung ứng cho thị trường, ngoài đầu tư cơ sở vật chất như chuồng trại, chụp úm gà con…, ngưới chăn nuôi cần phải quan tâm tới các vấn đề sau: Gà giống phải được mua từ các cơ sở sản xuất giống đã được xác nhận nguồn gốc; chuồng phải xây dựng đúng quy cách, có hàng rào ngăn cách và xa với nhà ở để ngăn chặn chim thú hoang dã hoặc chó mèo, chuồng nuôi gà phải được vệ sinh hàng ngày, tiêu độc theo đúng định kỳ cùng với dụng cụ và cả khu vực chăn nuôi; tuyệt đối không nuôi thả gà tự do và cung cấp đầy đủ có kiểm soát thức ăn có đủ dinh dưỡng cũng như nước sạch cho gà; việc tiêm phòng vác xin phòng dịch cần được thực hiện nghiêm túc theo khuyến cáo của cán bộ thú y. 

Đánh giá khả năng áp dụng của quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

Qua việc thực hiện và áp dụng chăn nuôi theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, chúng tôi nhận thấy trong 13 tiêu chí của quy trình đưa ra thì địa phương chỉ áp dụng được một số tiêu chí như mua gà giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng; nuôi nhốt ở chuồng trại xa khu dân cư, cách xa đường giao thông, bệnh viện; tiêm vắc-xin, uống thuốc phòng bệnh theo định kỳ; sử dụng thức ăn, nước uống sạch sẽ; thu gom chất thải để xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường... Ngoài ra, các hộ gia đình được hỗ trợ 50% kinh phí mua gà giống, thuốc thú y.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng

Tại một số hộ chăn nuôi quy mô gia trại hoặc trang trại thuộc các xã Tân Trường, Cẩm Đông, Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.