Đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của hạ tầng chất lượng quốc gia

Việc đẩy mạnh công tác truyền thông là một trong những nhiệm vụ nêu ra trong Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích của hạ tầng chất lượng quốc gia

Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”, theo Bộ KH&CN, ngoài việc hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật, văn bản quản lý về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, tăng cường năng lực kỹ thuật của hạ tầng chất lượng quốc gia thì còn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác.

Một là, thúc đẩy chuyển đổi số trong hạ tầng chất lượng quốc gia, xây dựng bản đồ số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm nền tảng phát triển các dịch vụ số góp phần phát triển kinh tế xã hội; Phát triển các nền tảng số và hệ thống thông tin số có quy mô toàn ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ tiện ích, giảm chi phí, thời gian công sức cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên quy mô toàn quốc.

Tổ chức xây dựng và vận hành hạ tầng số; dữ liệu số; hệ sinh thái đám mây số; hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị số; bảo đảm năng lực, an toàn thông tin vụ phát triển ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đồng bộ, gắn kết với các thiết bị nghiệp vụ hướng đến chuyển đổi số toàn ngành.

Ảnh minh hoạ

Phát triển, xây dựng dữ liệu số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tạo nguồn lực cung cấp dữ liệu số triển khai dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các Bộ, ngành, địa phương đáp ứng phục vụ người dân doanh nghiệp khai thác sử dụng và tương tác công việc khi có nhu cầu.

Ưu tiên xây dựng các nền tảng số có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như dữ liệu về: tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; đánh giá sự phù hợp; Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; hàng rào kỹ thuật trong thương mại; mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc; quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là tăng cường hợp tác quốc tế. Bố trí nguồn lực, hỗ trợ chuyên gia ban kỹ thuật, đại diện cơ quan, tổ chức tham gia ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa thông qua các chương trình, dự án nâng cao năng lực kỹ thuật, đào tạo chuyên gia, xây dựng tiêu chuẩn quốc tế trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), ), thoả thuận hợp tác song phương, đa phương với và các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, khu vực, nước ngoài hàng đầu như ISO, IEC, ITU, OIML, ILAC, CAC (Codex Alimentarius Commission)…

Xây dựng lộ trình, ưu tiên nguồn lực để tham gia vào Uỷ ban tư vấn cân, đo quốc tế (CIPM); xây dựng, tổ chức các chương trình Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước và quốc tế đáp ứng các yêu cầu của các ban kỹ thuật của tổ chức đo lường pháp định quốc tế; tạo điều kiện để các cán bộ, chuyên gia người Việt Nam tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật của các tổ chức về đo lường ở khu vực và quốc tế; Xây dựng lộ trình, ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức công nhận của Việt Nam vào tổ chức công nhận quốc tế và khu vực như ILAC, APLAC...

Đẩy mạnh các biện pháp thực thi pháp luật liên quan đến các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia ký kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT; xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp; Tích cực tham gia và tận dụng hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức năng suất chất lượng, mã số mã vạch, quốc tế, khu vực như APO, APQO, GSI...

Ba là tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông. Tăng cường thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về lợi ích của Hạ tầng chất lượng quốc gia; từng bước đưa nội dung giáo dục về hạ tầng chất lượng quốc gia vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện và giám sát, kiểm tra, đánh giá các mục tiêu phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia.

Nguồn : Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây