Hình thành hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ

Mục tiêu chung của Đề án là tạo nền tảng pháp lý và kỹ thuật để hình thành được hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận từ trung ương đến địa phương.

Hình thành hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ

Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao Bộ KH&CN nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, đến nay, Bộ KH&CN đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án nêu trên và dự thảo Tờ trình. Bộ KH&CN cũng đã đăng tải dự thảo Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN để xin ý kiến rộng rãi tổ chức, cá nhân.

Mục tiêu chung của Đề án là tạo nền tảng pháp lý và kỹ thuật để hình thành hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận từ trung ương đến địa phương; Tập trung phát triển hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận thống nhất, đồng bộ, hiệu quả từ trung ương đến địa phương; xây dựng, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác các nguồn lực về hạ tầng chất lượng quốc gia; hình thành và phát triển các tổ chức tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận đạt trình độ khu vực, quốc tế;

Hình thành và phát triển các tổ chức, mạng lưới chuyên gia của Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế; Đổi mới và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng các nền tảng công nghệ số, các mô hình quản lý tiên tiến, nâng cấp hạ tầng thiết bị, công nghệ chuyên ngành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

 Ảnh minh hoạ

Mục tiêu cụ thể của Đề án, đến năm 2030 hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia trong đó có Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý khác có liên quan; Chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 45 trong bảng xếp hạng Chỉ số hạ tầng chất lượng toàn cầu;

Tỷ lệ hài hoà của hệ thống quốc gia với tiêu chuẩn, quy tắc thực hành, hướng dẫn, khuyến nghị (sau đây viết tắc là tiêu chuẩn) quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 70%; cơ bản hoàn thiện toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, quản lý xã hội, đô thị thông minh, sản xuất thông minh; tối thiểu 9000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia;

Mở rộng tối thiểu 03 lĩnh vực có khả năng đo và hiệu chuẩn được thừa nhận quốc tế; triển khai ít nhất 10 chương trình so sánh vòng; phát triển thêm tối thiểu 05 chuẩn đo lường quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hình thành 5 - 10 tổ chức đánh giá sự phù hợp, công nhận được quốc tế thừa nhận; triển khai được ít nhất 20 chương trình thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng; tối thiểu 1500 tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định) được công nhận trong các ngành lĩnh vực của nền kinh tế.

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và chuẩn hoá tối thiểu 8000 chuyên gia, kỹ thuật viên về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận để tham gia thực hiện Đề án; đào tạo từ 1-2 khoá hằng năm về nghiệp vụ phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Hoàn thành hệ thống quản lý nhà nước trên nền tảng số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ở trung ương;

Đến năm 2035, hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển NQI trong đó có Luật Đo lường và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý khác có liên quan; Chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 40 trong bảng xếp hạng Chỉ số hạ tầng chất lượng toàn cầu.

Tỷ lệ hài hoà của hệ thống tiêu chuẩn quốc với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 75%; tối thiểu 12 000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về hạ tầng chất lượng quốc gia; Mở rộng tối thiểu 05 lĩnh vực có khả năng đo và hiệu chuẩn được thừa nhận quốc tế; triển khai được ít nhất 30 chương trình so sánh vòng; phát triển tối thiểu thêm được 10 chuẩn đo lường quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt so với năm 2025;

Hình thành 10 - 20 tổ chức về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận được quốc tế thừa nhận; triển khai được ít nhất 40 chương trình thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng; tối thiểu 2000 tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định) được công nhận trong các ngành lĩnh vực của nền kinh tế;

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và chuẩn hoá tối thiểu 10000 chuyên gia, kỹ thuật viên về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận; tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn tối thiểu từ 1-2 khoá hằng năm về nghiệp vụ phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại trong nước và 1-2 khoá tại nước ngoài; Hoàn thành hệ thống quản lý nhà nước trên nền tảng số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên phạm vi toàn quốc.

Nguồn : Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)

 

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay27,142
  • Tháng hiện tại1,105,993
  • Tổng lượt truy cập3,811,197
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây