Thông điệp Ngày Đo lường thế giới 2023: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực-thực phẩm toàn cầu

Giám đốc Viện cân đo quốc tế - BIPM và Giám đốc Văn phòng đo lường pháp định quốc tế - BIML đã công bố thông điệp về chủ đề Ngày đo lường thế giới năm 2023: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực-thực phẩm toàn cầu.

Thông điệp Ngày Đo lường thế giới 2023: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực-thực phẩm toàn cầu

Lương thực-thực phẩm là mối quan tâm lớn đối với mỗi người chúng ta. Cung cấp quyền tiếp cận với lương thực-thực phẩm an toàn và giá cả phải chăng vẫn là thách thức lớn đối với các chính phủ trên toàn thế giới. Đây cũng là mục tiêu của nông dân và các nhà sản xuất lương thực-thực phẩm mà sản phẩm thương mại của họ tới được người tiêu dùng thông qua các nhà phân phối và người bán lẻ trên phạm vi quốc tế, quốc gia và khu vục. Trong năm 2021, giao dịch này trị giá 22 nghìn tỷ USD và ước tính xấp xỉ 20% gía trị thương mại toàn cầu.

Để giao dịch quốc tế và tiếp cận những thị trường sản phẩm giá trị cao, các nhà sản xuất phải có khả năng cho thấy họ đáp ứng những tiêu chuẩn về lương thực-thực phẩm. Ngoài ra, chính phủ cần phải đảm bảo thương mại an toàn và công bằng, đặc biệt là tại thị trường lương thực-thực phẩm địa phương. Tất cả những điều này được hỗ trợ bằng các phép đo tin cậy về số lượng và chất lượng của lương thực-thực phẩm nguyên sơ và chế biến.

Tâm điểm dành cho Ngày Đo lường thế giới năm 2023 là những thách thức đo lường phải được giải quyết để làm cho hệ thống lương thực-thực phẩm toàn cầu hoạt động.

Ví dụ như: Việc định lượng lương thực-thực phẩm bán và mua được đo theo khối lượng hoặc thể tích của nó. Những phép đo này trải rộng từ thể tích lớn của thóc gạo và lúa mỳ trong giao dịch quốc tế đến các phép cân đo trực tuyến nhanh chóng đảm bảo cho hàng đóng gói sẵn được dán nhãn chính xác; Việc bảo quản và đóng gói lương thực-thực phẩm hiệu quả phụ thuộc vào việc kiểm tra chính xác nhiệt độ và độ ẩm của môi trường lưu giữ chúng; 

Chất lượng và tính xác thực của lương thực-thực phẩm được xác định bằng cách đo các thành phần hóa học của nó. Điều này đòi hỏi các phép đo để đảm bảo lương thực-thực phẩm có mức vitamin đã công bố thông qua các phép đo thành phần đồng vị để xác nhận nguồn gốc của những thực phẩm giá trị cao như mật ong hoặc rượu; sự an toàn của lương thực-thực phẩm được đảm bảo bằng các phép đo cẩn trọng kỹ lưỡng để phát hiện những ô nhiễm hóa chất, ví dụ như dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng hoặc ô nhiễm sinh học, ví dụ như độc tố nấm mốc.

Hiện nay người ta đã nhận ra sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống lương thực- thực phẩm toàn cầu sao cho mục tiêu của thế giới không có nạn đói và sự tiếp cận phổ biến đối với nước sạch đã được bao gồm trong số các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.

Nguồn : Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay27,455
  • Tháng hiện tại1,106,306
  • Tổng lượt truy cập3,811,510
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây