Thực hiện Công văn số 145/TĐC-HCHQ về việc triển khai Thông tư 23/2009-TT-BKCN và Công văn số 276/TĐC-QCCL về việc thống kê đồ chơi trẻ em, tháng 4/2010 Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đã phối hợp cùng Thanh tra sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương, phòng Công thương các huyện, thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tiến hành kiểm tra tại hơn 40 cơ cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy, kết quả kiểm tra như sau:
a. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em:
Tại thời điểm kiểm tra các cơ sở bày bán nhiều loại đồ chơi: xếp hình, bảng chữ cái, ô tô các loại, búp bê, thú nhồi bông, siêu nhân, bảng xoá, bộ đua ngựa, bộ nấu ăn..., với số lượng mỗi loại tại các cửa hàng, mỗi cửa hàng khoảng 10-20 bộ. Qua kiểm tra ngoại quan đoàn kiểm tra thấy các đồ chơi làm bằng các chất liệu: nhựa, xốp, vải bông... được nhuộm, pha các mầu sắc. Một điều dễ nhận thấy là việc ghi nhãn không đảm bảo yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của Chính phủ. Phần lớn các đồ chơi được các chủ hàng mua trôi nổi trên thị trường không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hoá. Theo báo cáo của các chủ cửa hàng, họ lấy theo nhu cầu của trẻ và mua lại tại các cửa hàng kinh doanh đồ chơi tại Hà Nội như phố Lương Văn Can Hàng Bè... nhìn trên hàng hoá có thể nhận thấy gần 100% hàng hoá có xuất xứ tại Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Một số mặt hàng đồ chơi sản xuất tại Việt Nam: Bộ đồ chơi giao thông đường bộ, bảng chữ cái, bộ ghép chữ và làm toán, cờ đua ngựa không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất và các nội dung bắt buộc theo quy chế ghi nhãn.
Đoàn kiểm tra yêu các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em phải chấp hành nghiêm túc các quy định nhà nước về kinh doanh mặt hàng này: không được kinh doanh các mặt hàng đồ chơi nguy hiểm, mang tính kích động bạo lực, các mặt hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến nhân cách và sức khoẻ của trẻ khi sử dụng; sau ngày 15/4/2010 các cơ sở kinh doanh chỉ được bán các loại đồ chơi đã được các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và được ghi nhãn theo đúng Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
b. Đối với mặt hàng mũ bảo hiểm:
Tại thời điểm kiểm tra các cửa hàng đang bày bán các chủng loại mũ mang nhãn hiệu AZURA, HONDA, ANDEZ, HSL... do các công ty trong nước sản xuất trên mũ có dán tem phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (CR), phù hợp tiêu chuẩn (CS), một số mũ nhập khẩu có tem đã kiểm tra; phần lớn các loại mũ gắn dấu CR được ghi nhãn đúng quy định. Tuy nhiên một số cửa hàng vẫn còn bày bán mũ bảo hiểm thời trang và mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp điện. Tại các cửa hàng được kiểm tra số lượng mũ bảo hiểm được gắn dấu CS và tem đã kiểm tra còn rất ít (có cửa hàng không còn, có cửa hàng còn 1, 2 chiếc, có cửa hàng còn 10-15 chiếc). Riêng Công ty TNHH xây dựng và phát triển thương mại Tân Phú Minh (chuyên kinh doanh mũ bảo hiểm) còn 250 chiếc do Công ty TNHH LongHue sản xuất, 200 chiếc do Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Tuấn Giang sản xuất.
Qua báo cáo tại hai công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Tuấn Giang và Công ty cổ phần Nam Phát đã ngừng sản xuất từ đầu năm 2008, hiện tại Công ty cổ phần Nam Phát còn tồn kho 1524 chiếc sản xuất từ năm 2007 đã gắn dấu CS.
Đoàn kiểm tra yêu cầu đối với 2 công ty trên nếu tiếp tục sản xuất phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy và ghi nhãn đầy đủ cho các loại mũ bảo hiểm trước khi xuất kho; làm thủ tục chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy cho số mũ bảo hiểm còn tồn trước khi đưa ra thị trường. Đối với các cơ sở kinh doanh từ 01/7/2010 chỉ được kinh doanh các loại mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, trên mũ được gắn dấu hợp quy và ghi nhãn đầy đủ theo quy định; Làm thủ tục chứng nhận hợp quy theo lô và gắn dấu hợp quy đối với số mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem đã kiểm tra được sản xuất hoặc nhập khẩu trước ngày 15/11/2008 còn tồn xong trước ngày 01/7/2010.
Tại thời điểm kiểm tra các cơ sở bày bán nhiều loại đồ chơi: xếp hình, bảng chữ cái, ô tô các loại, búp bê, thú nhồi bông, siêu nhân, bảng xoá, bộ đua ngựa, bộ nấu ăn..., với số lượng mỗi loại tại các cửa hàng, mỗi cửa hàng khoảng 10-20 bộ. Qua kiểm tra ngoại quan đoàn kiểm tra thấy các đồ chơi làm bằng các chất liệu: nhựa, xốp, vải bông... được nhuộm, pha các mầu sắc. Một điều dễ nhận thấy là việc ghi nhãn không đảm bảo yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của Chính phủ. Phần lớn các đồ chơi được các chủ hàng mua trôi nổi trên thị trường không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hoá. Theo báo cáo của các chủ cửa hàng, họ lấy theo nhu cầu của trẻ và mua lại tại các cửa hàng kinh doanh đồ chơi tại Hà Nội như phố Lương Văn Can Hàng Bè... nhìn trên hàng hoá có thể nhận thấy gần 100% hàng hoá có xuất xứ tại Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Một số mặt hàng đồ chơi sản xuất tại Việt Nam: Bộ đồ chơi giao thông đường bộ, bảng chữ cái, bộ ghép chữ và làm toán, cờ đua ngựa không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất và các nội dung bắt buộc theo quy chế ghi nhãn.
Đoàn kiểm tra yêu các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em phải chấp hành nghiêm túc các quy định nhà nước về kinh doanh mặt hàng này: không được kinh doanh các mặt hàng đồ chơi nguy hiểm, mang tính kích động bạo lực, các mặt hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến nhân cách và sức khoẻ của trẻ khi sử dụng; sau ngày 15/4/2010 các cơ sở kinh doanh chỉ được bán các loại đồ chơi đã được các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và được ghi nhãn theo đúng Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
b. Đối với mặt hàng mũ bảo hiểm:
Tại thời điểm kiểm tra các cửa hàng đang bày bán các chủng loại mũ mang nhãn hiệu AZURA, HONDA, ANDEZ, HSL... do các công ty trong nước sản xuất trên mũ có dán tem phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (CR), phù hợp tiêu chuẩn (CS), một số mũ nhập khẩu có tem đã kiểm tra; phần lớn các loại mũ gắn dấu CR được ghi nhãn đúng quy định. Tuy nhiên một số cửa hàng vẫn còn bày bán mũ bảo hiểm thời trang và mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp điện. Tại các cửa hàng được kiểm tra số lượng mũ bảo hiểm được gắn dấu CS và tem đã kiểm tra còn rất ít (có cửa hàng không còn, có cửa hàng còn 1, 2 chiếc, có cửa hàng còn 10-15 chiếc). Riêng Công ty TNHH xây dựng và phát triển thương mại Tân Phú Minh (chuyên kinh doanh mũ bảo hiểm) còn 250 chiếc do Công ty TNHH LongHue sản xuất, 200 chiếc do Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Tuấn Giang sản xuất.
Qua báo cáo tại hai công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Tuấn Giang và Công ty cổ phần Nam Phát đã ngừng sản xuất từ đầu năm 2008, hiện tại Công ty cổ phần Nam Phát còn tồn kho 1524 chiếc sản xuất từ năm 2007 đã gắn dấu CS.
Đoàn kiểm tra yêu cầu đối với 2 công ty trên nếu tiếp tục sản xuất phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy và ghi nhãn đầy đủ cho các loại mũ bảo hiểm trước khi xuất kho; làm thủ tục chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy cho số mũ bảo hiểm còn tồn trước khi đưa ra thị trường. Đối với các cơ sở kinh doanh từ 01/7/2010 chỉ được kinh doanh các loại mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, trên mũ được gắn dấu hợp quy và ghi nhãn đầy đủ theo quy định; Làm thủ tục chứng nhận hợp quy theo lô và gắn dấu hợp quy đối với số mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem đã kiểm tra được sản xuất hoặc nhập khẩu trước ngày 15/11/2008 còn tồn xong trước ngày 01/7/2010.