Quy trình kỹ thuật. 1. Giống. Dưa lê được nhập nội về Viện cây lương thực và cây thực phẩm từ năm 1971 .Qua nhiều năm chọn lọc, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn lọc được giống dưa lê có năng suất cao chất lượng tốt . Giống dưa Thanh lê mới được chọn tạo (còn gọi là dưa Thanh lê siêu ngọt) có khả năng sinh trưởng phát triển khoẻ, thời gian sinh trưởng ngắn, thu quả sớm sau trồng 55-65 ngày; khả năng chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt. Đặc biệt quả có chất lượng cao, hình dạng quả đẹp, khi chín vỏ quả có màu trắng xanh, cùi dày có màu phớt xanh, ít hạt đặc biệt ăn rất ngọt và thơm có độ đường 10-12 độ. Giống dưa Thanh lê năng suất đạt 800kg -1000kg/sào Bắc bộ tương đương 22-27tấn/ha, chohiệu quả kinh tế cao. Giống đã được nhiều địa phương tiếp nhận và phát triển rộng,thu hiệu quả kinh tế cao . 2. Thời vụ gieo hạt. TT Vụ gieo trồng Thời gian gieo trồng Các tỉnh phía Bắc Các tỉnh phía Nam 1 Vụ Xuân hè Gieo 15/2-25/3 Gieo hạt 15/1-25/2 2 Vụ hè Gieo từ 25/4-15/06 Gieo hạt 25/4-15/6 3 Vụ thu đông Gieo từ 5/8-5/9 Gieo từ 25/10-30/12 Không nên trồng dưa lê ở những vùng có mưa lớn kéo dài, những vùng có nhiệt độ thay đổi thất thường hoặc thấp hơn 15OC, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá lớn. Nhiệt độ thích hợp đối với trồng dưa lê khoảng 25-32OC. 3. Kỹ thuật vườn ươm. - Có thể gieo thẳng hoặc vào bầu, khay xốp, tốt nhất nên gieo vào bầu hoặc khay chuyên dụng. - Vườn ươm được chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đủ nắng và thoáng khí. - Hỗn hợp giá thể sử dụng cho vườn ươm như sau: Đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1:1:0,3. Giá thể được xử lý thuốc sâu, bệnh, và bổ sung chất dinh dưỡng gồm: 10kg vôi bột + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,5 kg Lân + 1,5kg Urê + 1,5 kg Kali + 1kg Zinép cho 1000 kg hỗn hợp. Giá thể phải được chuẩn bị trước 10-15 ngày rồi mới đưa vào sử dụng. - Lượng hạt cho 1 ha: 0,6-0,8 kg (cả dự phòng). Gieo hạt vào các khay xốp hoặc túi bầu nilon kích thước 7x10 cm có đục lỗ. - Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước sạch, ấm từ 8-10 h, sau đó đem ủ nứt nanh rồi gieo. Gieo xong phủ một lớp hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt (mỗi ô/bầu gieo từ 1-2 hạt). - Sau khi gieo hạt cần tưới ẩm liên tục 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát trong 3-5 ngày đầu. Khi hạt đã nảy mầm chỉ cần tưới giữ ẩm cho cây sinh trưởng tốt, giữ lại 1 cây/ô (bầu). Sau mọc 10-12 ngày (cây có 1-2 lá thật) thì đem trồng, trước khi trồng cần khử bỏ cây bệnh, cây yếu, cây lẫn tạp. 4. Kỹ thuật trồng chăm sóc. 4.1. Làm đất:đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,8m (cả rãnh), cao 25-30 cm, rãnh rộng 25-30 cm, Đất trồng dưa lê thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn, dinh dưỡng, chủ động tưới tiêu. 4.2. Trồng cây Trồng 1 hàng ở giữa luống cách cây 30 cm 4.3. Phân bón/ha Loại phân Đơn vị Lượng Bón lót Bón thúc Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân hữu cơ Tấn 20-25 20-25 - - - Đạm Urê Kg 250 30 50 120 50 Lân hữu cơ vi sinh Kg 300 300 - - - Kali Kg 200 30 50 50 70 Vôi bột (nếu pH<6,0) Kg 400 400 - - - - Cách bón + Bón lót: Bón lót trước khi trồng cây 1-2 ngày, sau đó san bằng mặt luống phủ màng nông nghiệp có đục lỗ theo khoảng cách trồng. + Bón thúc làm 3 đợt: - Đợt 1: sau trồng 10-15 ngày - Đợt 2: Sau trồng 25-30 ngày, khi hoa cái trên cây nở và bắt đầu ra nhánh cấp 1, 2. - Đợt 3: Sau trồng 40-45 ngày, đậu quả đạt > 80%. Lưu ý:Nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách tưới đạm + kali tỷ lệ 1:1 nồng độ 5% (pha loãng vào nước). 4.4. Tưới nước:Sau khi trồng tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh. Sau bón thúc đợt 1, 2 nếu thời tiết nắng hạn có thể tưới nước vào rãnh ngâm ngập 2/3 rãnh luống 2-3 h rồi tháo cạn. Nếu có điều kiện có thể tưới phun mưa, khi gặp mưa to cần nhanh chóng tháo hết nước không để ngập úng. 4.5. Bấm ngọn:Đây là biện pháp kĩ thuật quan trọng để đảm bảo năng suất. Khi thân chính có 4-5 hoặc 6 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1. Khi nhánh cấp 1 có 4-5 lá thật (riêng dưa kim cô nương 4-6 lá thật) bấm ngọn tiếp để cây ra nhánh cấp 2 và tiếp tục như vậy đối với nhánh cấp 2 để cây ra nhánh cấp 3. Lưu ý: khi nhánh nào có hoa cái thì sau hoa cái đó 1 đốt lá lại bấm ngọn cho tập trung nuôi quả. Mỗi cây để 3-5 quả, chú ý phân bố nhánh đều trên mặt luống trong quá trình bấm ngọn. 4.6. Phòng trừ sâu bệnh. - Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành BVTV hoặc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) - Cách phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính cụ thể như sau : + Sâu khoang (Coridodomia binotait Zelle) bằng các loại thuốc như: Sherpa 25EC, Oncol 20 EC nồng độ 0,15-0,2%. + Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk. And Curt) dùng loại thuốc như Zineb 80WP nồng độ 0,4%, Ridomil MZ 72WP nồng độ 0,2% , Score phun vào buồi chiều mát. Bệnh phấn trắng dùng Bayfidan, Score phun cho cây. Ruồi đục quả dùng bả Entopro( có hướng dẫn cụ thể của cán bộ kĩ thuật) 4.7. Thu hoạch. Trước thu hoạch 10-15 ngày tuyệt đối không phun thuốc BVTV, hạn chế tưới nước, không bón phân đạm để nâng cao năng suất chất lượng thương phẩm. Thu hoạch vào buổi sáng khi quả chín đều, tránh để dập nát, xây sát ./. Bài của Tiến sỹ Đào Xuân Thảng - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 4/2017
Kết quả nghiên cứu điều trị dự phòng lây nhiễm truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con (22/06/2017)
...
...
...
...
Chỉ...
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG
Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương
Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.
Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn
Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.