Khoa học quản lý (số 4-2017) 2017-08-30 14:46:51

Cây trồng công nghệ sinh học hay cây trồng biến đổi gen là loại cây trồng được tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghê gen hay công nghệ DNA tái tổ hợp. Sử dụng các kỹ thuật mới này, con người có thể chủ động tạo ra các tính trạng mong muốn ở một cây trồng theo chiều hướng có lợi cho con người mà không cần sử dụng đến các phương pháp tạo giống truyền thống như lai tạo và gây đột biến.

Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu những nghiên cứu về cây trồng chuyển gen từ những năm 80 của thế kỷ 20. Những cây trồng biến đổi gen được bắt đầu trồng thương mại đại trà từ năm 1996. Từ khi cây trồng biến đổi gen đầu tiên được đưa ra thị trường, đến nay đã có 495 sự kiện chuyển gen (event) được phê chuẩn trên thế giới. Các sự kiện chuyển gen này được tạo ra ở nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó một số cây trồng chủ lực luôn chiếm vị trí ưu thế (theo thứ tự là cây ngô, cây bông, khoai tây, cải dầu, đậu tương…).

 Trong 21 năm qua, các cây trồng biến đổi gen đã được thương mại hóa thành công và đã được các tổ chức EC, FAO, WHO, CODEX chứng minh tính an toàn của chúng tương tự như cây trồng truyền thống đối với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người theo các quy định nghiệm ngặt của các tổ chức quốc tế.

Bảng 1.Các loại cây trồng biến đổi gen đã được phê chuẩn làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi trên thế giới

STT

Cây trồng

Tổng số dòng chuyển gen đã được đưa vào sử dụng

1

Ngô (Zea mays L.)

233

2

Bông (Gossypium hirsutum L.)

58

3

Khoai tây (Solanum tuberosum L.)

47

4

Cải dầu (Brassica napus)

39

5

Đậu tương (Glycine max)

36

6

Hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus)

19

7

Cà chua (Lycopersicon esculentum)

11

8

Lúa (Oryza sativa L.)

7

9

Cỏ linh lăng (Medicago sativa)

5

10

Đu đủ (Carica papaya)

4

11

Các cây trồng khác

36

 

Tổng số

495

          Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Tính cho đến nay, số nước chính thức sử dụng sản phẩm biến đổi gen làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là 40 nước, trong đó tập trung chủ yếu ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, EU, Philippin, Đài Loan, Colombia, Trung Quốc và Nam Phi (với số lượng 70-310 sự kiện chuyển gen/các loại cây trồng/nước). Như vậy có thể thấy, sản phẩm biến đổi gen đã được sử dụng an toàn làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nhiều năm qua ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.

Bảng 2. Số sự kiện chuyển gen đã được phê duyệt ở các nước trên thế giới

TT

Nước

Số phê duyệt

TT

Nước

Số phê duyệt

TT

Nước

Số phê duyệt

1

Nhật

310

15

Costa Rica

15

29

Thụy Điển

4

2

Mỹ

195

16

Argentina

62

30

Pakistan

2

3

Canada

174

17

Nga

24

31

Chi lê

3

4

Mexico

158

18

Singapore

26

32

Banglades

1

5

Hàn Quốc

158

19

Malaysia

34

33

Bolivia

1

6

Úc

122

20

Thổ

32

34

Burkina

1

7

Đài Loan

125

21

Uruguay

17

35

Cuba

1

8

New Zealand

97

22

Thái lan

15

36

Ai Cập

1

9

Philippin

88

23

Paraguay

20

37

Iran

1

10

Châu Âu

99

24

Indonesia

18

38

Myanmar

1

11

Colombia

94

25

Na Uy

11

39

Panama

1

12

Nam Phi

70

26

Ấn Độ

11

40

Sudan

1

13

Trung Quốc

63

27

Honduras

8

 

 

 

14

Brazil

67

28

Việt Nam

22

 

 

 

Trong đó đáng lưu ý rằng các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu gồm 28 nước, nhưng chỉ được tính chung là một nước, như vậy thực tế số quốc gia đã phê chuẩn các sự kiện chuyển gen cho sử dụng còn nhiều hơn.

Các nước đang phát triển đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu/phát triển và thương mại hoá cây trồng biến đổi gen và đã chứng minh được quyết tâm chính trị để phê duyệt các đặc tính cây trồng biến đổi gen mới.

Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô (1,65 tỉ USD), 1,56 triệu tấn đậu nành. Trong6 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi gần 1,8 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu gồm lúa mì, ngô, đậu tương có nguồn gốc là cây trồng biến đổi gen.

          Bảng 3. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan về nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2017.

Mặt hàng

6 tháng/2016

6 tháng/2017

So với cùng kỳ

Lượng

(1.000 tấn)

Trị giá

(nghìn USD)

Lượng

(1.000 tấn)

Trị giá

(nghìn USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lúa mì

1.740

375.460

2.572

529.405

47,8

41

Ngô

3.340

652.336

3.639

731.175

9

12,1

Đậu tương

765

309.476

924

401.259

20,8

29,7

Dầu mỡ động thực vật

 

304.196

 

349.878

 

15

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 3,6 triệu tấn ngô, trị giá 731,1 triệu USD, tăng 9% về lượng và tăng 12,1% về trị giá so với cùng kỳ 2016. Tính riêng tháng 6/2017, xu hướng nhập khẩu ngô đã giảm so với tháng 5 sau hai tháng tăng liên tiếp, giảm 37,7% về lượng và giảm 38,2% về trị giá, tương ứng với 544,4 nghìn tấn, trị giá 105,9 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu ngô chủ yếu từ thị trường Achentina, chiếm 51,2% tổng lượng ngô nhập khẩu, đạt 1,8 triệu tấn, trị giá 361,7 triệu USD, tăng 49,96% về lượng và tăng 56,18% về trị giá so với cùng kỳ. Thị trường cung cấp chủ lực đứng thứ hai là Braxin, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu ngô từ thị trường này suy giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 72,41% và giảm 71,68%, tương ứng với 553,5 nghìn tấn, kim ngạch 110,1 triệu USD.

Đặc biệt, nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan trong 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh đột biến cả về lượng và trị giá, tăng gấp hơn 14,9 lần về lượng và 3,5 lần về trị giá (tức tăng 398,18% về lượng và 255,89% về trị giá) tuy chỉ đạt 151,4 nghìn tấn, trị giá 46 triệu USD. Cuối cùng là thị trường Lào, đạt 1,6 nghìn tấn, trị giá 328 nghìn USD, tăng 197,54% về lượng và tăng 187,31% về trị giá so với cùng kỳ, đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh chỉ đứng thứ hai sau thị trường Thái Lan.

Tình hình sản xuất ngô năm 2016 của nước ta,diện tích 1,15 triệu ha; năng suất trung bình 45,5 tạ/ha; sản lượng 5,244 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu ngô hạt về phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Sảnxuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40-45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi. Đó chính là mâu thuẫn nội tại của ngành trồng trọt, khi mà gạo thì xuất khẩu, thậm chí xuất khẩu khó khăn, còn ngô thì nhập gần như chiếm già nửa về giá trị (trên 1,65 tỷ USD năm 2016) so với gạo xuất.

Cây trồng và thực phẩm có nguổn gốc từ cây trồng biến đổi gen đã chịu nhiều đánh giá, kiểm soát nhất so với các loại cây trồng, sản phẩm khác và đã luôn chứng minh được tính an toàn cho người, vật nuôi sử dụng. Các giống cây trồng biến đổi gen khi được nhập vào Việt Nam đã được Hội đồng các nhà khoa học đầu ngành thuộc 5 bộ: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương cùng đánh giá và đưa ra các tiêu chí rất khắt khe để đảm bảo an toàn cao nhất cho người tiêu dùng. Chỉ những giống đã được nhập khẩu vào 5 nước phát triển trên thế giới mới được cấp phép nhập vào Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt cho trồng một số giống ngô biến đổi gen và một danh mục các giống có thể nhập khẩu làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, hoàn toàn an toàn cho người và vật nuôi sử dụng.

Phát triển cây trồng công nghệ sinh học - cây trồng biến đổi gen là một hướng đi tất yếu của thế giới nhằm góp phần đắc lực để giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp và an ninh lương thực. Hiện nay, để thực hiện mục tiêu đề ra, Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cho công nghệ sinh học hiện đại nói chung. Việc quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen và các sản phẩm nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ thông tin để tăng cường hệ thống quản lý chặt chẽ, hệ thống truy nguyên nguồn gốc cây trồng biến đổi gen. Thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng các cấp về thông tin và sự hiểu biết về cây trồng biến đổi gen và từ đó khuyến khích bà con nông dân gieo trồng cây trồng công nghệ sinh học - cây trồng biến đổi gen và an tâm sử dụng các sản phẩm từ cây trồng biến  đổi gen.

Bài của TS. Lưu Minh Cúc - GS.TS. Lê Huy Hàm

Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2017

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.