Khoa học quản lý (số 5/2017) 2017-11-06 10:08:07

I. Những nét nổi bật về thời tiết, thủy văn từ đầu năm đến nay 1. Bão và ATNĐ: Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông sớm và nhiều hơn cùng kỳ năm trước CKNT. Tính đến hết ngày 3/9, có 3 ATNĐ và 8 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có 3 cơn ảnh hưởng đến thời tiết Hải Dương, cụ thể như:

- Cơn bão số 2 xuất hiện từ ngày 15 - 17/7, đổ bộ vào khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh, Hải Dương chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão nên từ ngày 17 - 20/7, đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 50 - 120 mm, nơi có lượng lớn hơn là Bình Giang 208 mm, Thanh Miện 136 mm có mưa, có nơi mưa vừa.

- Cơn bão số 4 xuất hiện từ ngày 21 - 25/7 đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Quảng trị, Hải Dương chịu ảnh hưởng của rìa xa hoàn lưu phía bắc của bão nên có mưa, có nơi mưa vừa và dông .

- Cơn bão số 6 xuất hiện từ ngày 21 - 24/8 đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hải Dương chịu ảnh hưởng của rìa Tây hoàn lưu cơn bão số 6 suy yếu thành ATNĐ nên thời tiết có mưa vừa, mưa to lượng mưa phổ biến từ 35 - 70 mm, nơi có lượng lớn nhất là Cẩm Giàng 78 mm.

2. Diễn biến về chế độ nhiệt: Nền nhiệt độ trung bình từ 1/1 đến 31/8/2017 dao động từ 19,3 - 29,80C.

- Tính đến hết ngày 31/8, có 12 đợt không khí lạnh và KKL tăng cường ảnh hưởng đến khu vực, trong đó có 2 đợt rét đậm, mỗi đợt kéo dài 2 ngày (trong đó có một đợt rét xảy ra cục bộ). Nhiệt độ trung bình ngày phổ biến từ 13,3 - 14,90C. Tại Hải Dương nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 10,90C (ngày 13/1) cao hơn so với nhiệt độ thấp nhất lịch sử là 5,90C và tại Chí Linh nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 10,60C (ngày 13/1) cao hơn so với nhiệt độ thấp nhất lịch sử là 6,30C. Số đợt rét đậm ít hơn CKNT là 5 đợt.

- Từ đầu mùa hạ đến nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 15 ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất đo được tại Hải Dương là 40,20C (ngày 3/6) cao hơn so với nhiệt độ cao nhất trước đó là 1,20C  và tại Chí Linh là 42,20C (ngày 3/6) cao hơn so với nhiệt độ cao nhất trước đó là 2,20C. Có 5 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt và cực kỳ gay gắt trong đó có 2 đợt kéo nắng nóng kéo dài nhất là 7 ngày từ ngày 31/5 đến ngày 6/6.Đây là trị số nhiệt độ cao nhất trong chuỗi số liệu từ năm 1960 đên nay.

3. Diễn biến về mưa: Mưa phùn, hiện tượng nồm ẩm ướt xuất hiện ít. Đặc biệt từ ngày 11 - 13/1, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một đợt mưa trái mùa, đây cũng là đợt mưa có tổng lượng lớn nhất so với chuỗi số liệu nhiều năm trong cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa từ 01/01/2017 đến ngày 31/8/2017 tại TP.Hải Dương là 1252,6 mm, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) là 168,5 mm và thấp hơn CKNT là 288,5 mm.

4. Các đợt dông, tố, lốc: Đêm 4/1, toàn tỉnh đã xuất hiện mưa dông, đây là trận mưa dông đầu tiên xuất hiện trong năm. Ngày 31/3, toàn tỉnh đã có mưa vừa kèm theo dông và gió mạnh đã làm tốc mái tôn của trạm Thủy văn An Phụ.

5. Tình hình thuỷ văn: Tính từ tháng 01 - 8/2017, các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương dòng chảy luôn thiếu hụt so với TBNN và dao động theo ảnh hưởng của thủy triều. Trên Sông Thái Bình tại Phả Lại mực nước trung bình các tháng đều thấp hơn so với TBNN từ 0,03 - 1,18 m, mực nước thấp nhất là - 21cm (ngày 6/3). Đặc biệt mực nước thấp nhất trong tháng 4 đã xuống ở mức - 0,18 (ngày 1) đây là trị số mực nước thấp nhất so với chuỗi số liệu nhiều năm trong cùng thời kỳ.

Các sông khu vực hạ lưu, mực nước dao động chủ yếu theo ảnh hưởng của thủy triều và mưa lũ thượng nguồn.  Do lũ về trùng với đợt triều cường nên đỉnh triều dâng cao ở mức xấp xỉ báo động II. Đỉnh triều cao nhất trên sông Gùa tại Bá Nha là 2,22m< BĐ II: 0,18m(BĐ II: 2,4m), trên sông Kinh Môn tại An Phụ là 2,37m< BĐ II là: 0,23m(BĐ II: 2,6m) đều xuất hiện vào ngày 25/7.

I. Nhận định tình hình thời tiết thủy văn vụ Đông Xuân 2017 - 2018

1. Hiện tượng ENSO:Hiện tượng ENSO sẽ duy trì ở trạng thái trung tính từ nay đến cuối năm 2017 và đến tháng 4/2018 với trạng thái trung tính ở mức 55 - 82%, Elnino ở mức 10 - 33% và giữa năm 2018 ENSO vẫn ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng  về pha nóng nhiều hơn.

2. Bão và áp thấp nhiệt đới: Dự báo, từ nay đến hết năm 2017 còn khoảng 6 - 8 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông. Trong số đó sẽ có khoảng 2 - 3 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và tập trung ở khu vực Trung Bộ.

 3. Lượng mưa:Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lươngmưa từ tháng 9 đến tháng 11/2017 ở mức thấp hơn TBNN, từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018 ở mức cao hơn TBNN. Cụ thể như sau:

- Tháng 9: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ thấp hơn TBNN (TBNN: 177,6 - 188,2 mm).

- Tháng 10: Tổng lượng mưa tháng thấp hơnTBNN (TBNN: 95,6 - 114,9 mm).

- Tháng 11: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉTBNN (TBNN: 46,3 - 61,7 mm).

- Tháng 12: Tổng lượng mưa tháng cao hơnTBNN (TBNN: 23,4- 23,9 mm).

- Tháng -1: Tổng lượng mưa tháng cao hơnTBNN (TBNN: 24,7 - 25 mm).

- Tháng 2: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ hơnTBNN (TBNN: 21,4 - 21,6 mm).

- Tháng 3: Tổng lượng mưa tháng thấp hơnTBNN (TBNN: 57,4 - 59,3 mm).

- Tháng 4: Tổng lượng mưa tháng cao hơnTBNN (TBNN: 55,7 - 63 mm).

4. Nhiệt độ.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ tháng 9- 11/2017 nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn TBNN, từ tháng 12/2017 - 4/2018 ở mức thấp hơn TBNN. Cụ thể như sau:

- Tháng 9: Nhiệt độ trung bình tháng cao hơn TBNN (TBNN: 26,6 - 27,4oC).

- Tháng10: Nhiệt độ trung bình tháng cao hơn TBNN (TBNN: 25,2 - 25,4oC).

- Tháng 11: Nhiệt độ trung bình tháng thấphơn TBNN (TBNN: 21,7-22oC).

-Tháng 12: Nhiệt độ trung bình tháng thấp hơn TBNN (TBNN: 17,9 - 18,3oC).

- Tháng 1Nhiệt độ trung bình tháng thấphơn TBNN (TBNN: 16,5 - 16,6oC).

- Tháng 2:Nhiệt độ trung bình tháng thấphơn TBNN (TBNN: 17,9 - 18oC).

- Tháng 3:Nhiệt độ trung bình tháng cao hơn TBNN (TBNN: 20,1 - 20,2oC).

- Tháng 4: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ TBNN (TBNN: 23,8 - 24,1oC).

Vụ Đông Xuân 2017- 2018 là vụ tương đối rét, đợt rét đậm đầu tiên khả năng xảy ra vào cuối tháng 12/2017 đầu tháng 01/2018. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khả năng xuống mức từ: 6 - 8 độ C.

 5.Thủy văn:Mùa lũ khu vực Bắc Bộ trong đó có Hải Dương khả năng kết thúc sớm. Thời kỳ cuối của mùa lũ năm 2017 các sông trên địa bàn tỉnh khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1 -1,5m.Mực nước trên các sông giảm dần và chủ yếu dao động theo ảnh hưởng của thủy triều. Trên sông Thái Bình tại Phả Lại, mực nước cao nhất ở mức dưới báo động I, sông Luộc tại Bến Trại mực nước cao nhất ở mức trên báo động I.

Những tháng tới, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trìở trạng thái trung tính và khả năng kéo dài đến đầunăm 2018. Bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 3 cơn, chủ yếu vào khu vực miền Trung.

- Mực nước:Trong điều kiện xả nước phát điện bình thường của các nhà máy thủy điện như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thì dòng chảy ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn TBNN. Vùng cửa sông cần đề phòng xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng. Sông Thái Bình tại Phả Lại mực nước kiệt nhất khả năng ở mức:- 20cm ÷ - 10cm.

- Thuỷ triều:Năm 2018 thủy triều miền Bắc nước ta thuộc thời kỳ triều tương đối mạnh. Hạ lưu sông Thái Bình, sông Luộc chịu ảnh hưởng trung bình của thủy triều, các địa phương lấy nước tự chảy, cần tranh thủ lợi dụng các đợt triều cường.

Trong mùa Đông xuân 2017 - 2018, lượng nước thượng nguồn về các sông trong tỉnh Hải Dương tiếp tục giảm so với TBNN và cao hơn CKNT, các xã khu vực hạ lưu như: Nhị Chiểu (Kinh Môn); Thanh Hồng, Thanh Cường; Vĩnh Lập (Thanh Hà); Nguyên Giáp (Tứ Kỳ); Đại Đức, Đồng Gia, Tam Kỳ (Kim Thành) cần đề phòng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thời kỳ xâm nhập mặn mạnh nhất vào tháng 2,3/2017.

Mùa Đông Xuân năm 2017 - 2018 có mùa Đông tương đối rét, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm. Mưa nhỏ mưa phùn tập trung vào tháng 2,3. Tháng 4, vẫn còn có những đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh làm nhiệt độ giảm sâu. Nguồn nước trên các sông hồ vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoại trừ các xã miền núi của hai huyện Kinh Môn và Chí Linh có thể xảy ra khô hạn (Đặc biệt là các xã ở phía Bắc đường 18 của thị xã Chí Linh). Những tháng đầu của mùa Đông Xuân khả năng vẫn còn xuất hiện bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông. Những hiện tượng thời tiết cực đoan như rét cực hại, mưa lớn trái mùa vẫn có khả năng xảy ra. Cần đề phòng các hiện tượng dông, tố, lốc, mưa đá xảy ra vào thời kỳ giao mùa.

Bài của Nguyễn Văn Hoạch

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10/2017

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.