Khoa học và công nghệ (số 3-2017) -0001-11-30 07:06:30

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ củatỉnh Hải Dươngtrong hai năm qua đãcó nhiều đổi mới,phát triển hoạt độngứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới vàosảnxuất và đời sống. Đồng thời quan tâm nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội và khoa học nhân văn, làm luận cứ khoa học cho việc ban hành các chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Tỉnh đã tích cực hợp tác với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh thực hiện nghiên cứu, chuyển giao nhiều kỹ thuật tiến bộ mới áp dụng trong sản xuất và đời sống, ưu tiên đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp góp phần quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh hiện nay.

Trong hai năm qua kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và công nghệ được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã được đi vào trong thực tiễn sản xuất và đời sống mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, người dân khi ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới. Một số công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ điển hình đó là:

Chương trình“Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012  2015” do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì. Chương trình đã được thực hiện tại 73 xã, phường trên địa bàn 12 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh. Chương trình gồm nhiều dự án, đề tài khoa học thực hiện hoạt động chuyển giao cho người dân tiếp nhận nhiều kỹ thuật tiến bộ mới về giống cây trồng, giống gia súc, gia cầm, thủy cầm và các giống thủy sản. Chương trình đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung với tổng diện tích thực hiện các mô hình trên 1.760 ha, trong đó mô hình sản xuất lúa với tổng diện tích trên 1.017 ha thực hiện ở 24 xã thuộc 7 huyện trong tỉnh; mô hình sản xuất rau màu diện tích trên 638,3 ha ở 37 xã thuộc 9 huyện và thị xã Chí Linh; mô hình sản xuất cây ăn quả trên 11,85 ha ở 7 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và huyện Thanh Hà; mô hình nuôi thủy sản diện tích trên 92 ha ở 14 xã, phường thuộc 6 huyện và thị xã Chí Linh. Kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2012 - 2015 đã có nhiều đóng góp về việc chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp cho người dân nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay và là tiền đề để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 2527/QĐ-UBND ngày 16/9/2016 phê duyệt Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”.

Đề tài"Mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương" do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện chủ trì thực hiện. Đề tài đã xây dựngthành công các mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa các khâu làm đất, gieo mạ khay, cấy máy và gặt đập liên hợp tại các xã Hồng Quang, Ngũ Hùng, Hùng Sơn (Thanh Miện). Kết quả cho thấy ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa giảm chi phí sản xuất về giống, nhân công, thuốc bảo vệ thực vật,... cho hiệu quả cao hơn so với sản xuất thông thường từ 6 - 7 triệu đồng/ha. Việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa là tính tất yếu trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, do vậy từ kết quả nghiên cứu của đề tài đến nay nhiều địa phương đã mở rộng áp dụng trong sản xuất lúa như huyện Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng, Kinh Môn, ....mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cho người dân.

Dự án “Ứng dụng hệ thống tưới nước theo công nghệ tiên tiến cho các vùng sản xuất chuyên rau màu trên địa bàn huyện Thanh Miện” đã thực hiện với tổng quy mô 170 ha tại các xã Phạm Kha, Nam Sơn, Hùng Sơn và thị trấn Thanh Miện. Kết quả cho thấy hệ thống cấp nước tưới tự động đã được lắp đặt tới các ô thửa ruộng, vận hành bằng hệ thống van, hệ thống tưới tiết kiệm nước đối với vùng trồng rau màu đảm bảo thuận lợi, chủ động về nước trong việc canh tác, thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất cây rau màu, giảm chi phí trong việc cung cấp nước tưới trong sản xuất. Công nghệ cấp nước tưới đảm bảo chất lượng nước và áp lực nước là nên tảng cho hoạt động chuyển giao tiếp nhận các kỹ thuật tiến bộ mới, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đến nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đầu tư áp dụng kết quả của dự án vào các vùng sản xuất cây rau màu để mang lại hiệu quả sản suất, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.

Đề tài “Xây dựng hệ thống giám sát tự động thông số môi trường nước thải ở một số khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương bằng công nghệ GSM/GPRS” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương chủ trì và thực hiện. Kết quả đã xây dựng được cơ sở dữ liệu các thông số môi trường nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Xây dựng được phần mềm tự động giám sát môi trường nước thải tại các khu công nghiêp, giám sát các chỉ tiêu về môi trường nước thải theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm các chỉ tiêu: độ màu, TSS, pH, nhiệt độ, COD, BOD5, lưu lượng, DO,...Phần mềm có thể tích hợp giám sát tự độngnhiều chỉ tiêu môi trường khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý. Hệ thống giámsát tự động thông số môi trường nước thải bằng công nghệ GSM/GPRS đãđược lắp đặt đưa vào vận hành có hiệu quả tại các trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Phúc Điền, Tân Trường, Nam Sách. Hệ thốngđược kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phục vụ cho công tác giám sát, quản lý nước thải, đảm bảo nước thải được xử lý đủ tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đây là kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả trong công tác giám sát, quản lý môi trường nước thải với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với tiếp nhận chuyển giao từ trong nước, nước ngoài từ 1,2 - 3,8 tỷ đồng/trạm xử lý nước thải. Từ kết quả nghiên cứu này có thể mở rộng các điểm giám sát môi trường khác, đồng thời có thể tích hợp với hệ thông giám sát môi trường khí thải đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện trong năm 2017.

Đề án: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án đãthực hiện hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp; quảng bá thương hiệu; hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm làng nghề của tỉnh. Từ năm 2011 - 2015 Đề án đã xây dựng được 13 nhãn hiệu tập thể, bao gồm: Gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn; Củ đậu Kim Thành; Sắn dây Kinh Môn; Giày da Hoàng Diệu; Cà rốt Đức Chính; Gà đồi Chí Linh; Bánh gai Ninh Giang; Bánh đa Hội Yên; Na Chí Linh; Ổi Thanh Hà; Bưởi Thanh Hồng; Rươi Tứ Kỳ; Mắm cáy Tứ Kỳ. Ngoài ra Đề án  đã thực hiện tốt hoạt độngthông tin tuyên truyền, tập huấn về sở hữu công nghiệp cho cộng đồng, doanh nghiệp vàđã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với vai trò của nhãn hiệu hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, nhất là các hàng hoá nông sản, đặc thù của tỉnh. Tính đến năm 2017 tỉnh xây dựng được 01 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, 18 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm các làng nghề truyền thống. Với những kết quả đạt được trong hoạt động hỗ trợ về lĩnh vực sở hữu công nghiệp,tỉnh Hải Dương được xếp thứ 6 về số đơn, thứ 8 về văn bằng được bảo hộtrong toàn quốc…

Trong hai năm 2015 - 2016 các công trình khoa học và công nghệ trong thuộc các lĩnh vực khoa học cho kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý, ứng dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất và đời sống góp phần quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

 

Bài của Vũ Ngọc Dương
đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6/2017

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.