Khoa học quản lý (số 1-2018) 2018-02-17 15:36:25

Tình hình dịch hại 2017: - Bệnh đạo ôn gây hại lúa cuối tháng 2, trên nếp, Nàng Xuân, P6 giai đoạn đẻ nhánh rộ; bệnh hại nhẹ hơn, gây hại tại 7/12 huyện, thành phố, thị xã;  dện tích nhiễm toàn tỉnh 226,5 ha, tỷ lệ bệnh TB 5 - 7%, cao 20% số lá, C1-C5. Xuất hiện nhiều ổ lụi, tỷ lệ bệnh >50%, C5-C9. Bệnh hại nặng trên các giống nhiễm như: BC15, Nếp, P6, Q5, TBR 225, nàng xuân…; Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh phát sinh gây hại từ trung tuần tháng 4; DTN: 53,8ha, tỷ lệ hại TB: 1-3%, cao 5-7%, cá biệt >25% số bông, trên giống TBR225, BC15, Q5, nếp, P6... tại xã Thái Tân (Nam Sách); xã Hồng Phong, xã Tân Phong (Ninh Giang); xã Tiền Tiến, xã Quyết Thắng (Thanh Hà); xã Nam Đồng (TP. Hải Dương) ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: diện tích nhiễm trong vụ xuân là 40 ha, tỷ lệ bệnh trung bình từ 5 - 10% số lá, cao 20% số lá, bệnh phát sinh gây hại cục bộ trên một số giống nhiễm như P6, Bắc thơm số 7....; Vụ mùa: Do đặc điểm điều kiện thời tiết: mưa rào, mưa giông xen kẽ gây khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp phòng trừ, bệnh phát sinh gây hại trên một số giống nhiễm Bắc thơm số 7, P6, …với tổng diện tích 643,5 ha, trong đó 52,6 ha gây hại nặng, tỷ lệ bệnh phổ biến 15 - 20% số lá, cao 30% số lá, cục bộ 100% số lá, tổng diện tích phòng trừ 1.595 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ:Sâu cuốn lá nhỏ trong vụ xuân gây hại nhẹ, nông dân hầu như không phải phòng trừ. Vụ mùa: Thời gian phát sinh sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 tương đương với cùng kỳ năm trước (CKNT); lứa 6 sớm hơn CKNT từ 5-10 ngày. Nhìn chung, mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở cả 2 lứa (lứa 5,6) đều thấp.

Dự báo dịch hại 2018:

Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh đã gieo trồng 59.000 ha lúa; năng suất dự kiến 65 tạ/ha; sản lượng thóc 383.500 tấn.Cây rau màuphấn đấu gieo trồng 9.500 ha, chủ lực là rau các loại 6.000 ha, ngô 1.200 ha, lạc 900 ha, cây khác 1.400 ha.

Căn cứ diễn biến thời tiết, cơ cấu cây trồng kết hợp cùng với diễn biến sâu, bệnh hại phát sinh hàng năm,Chi cục Bảo vệ thực vật dự báo vụ chiêm xuân 2017-2018, đối với cây lúacó một số đối tượng dịch hại chính như sau:

- Chuột hại:Chuột gây hại ngay từ đầu vụ cho đến trước khi thu hoạch, nhưng tập trung nhất là khi lúa đứng cái làm đòng. Phạm vi và mức độ gây hại nhẹ hơn hoặc tương đương CKNT.

- Bệnh vàng lụi và lùn sọc đen phương Nam:Bênh do virus gây ra thời gian biểu hiện và gây hại của bệnh lúc lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - trỗ bông. Dự báo mức độ gây hại của bệnh cao hơn so với CKNT.

- Bệnh đạo ôn: Bệnh đạo ôn lá xuất hiện một vài ổ trên giống nhiễm vào giữa tháng 3 bệnh hại tăng dần và hại nặng cuối tháng 3 đầu tháng 4; dự báo bệnh gây hại cao hơn vụ xuân năm 2017 về cả mức độ và phạm vi. Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện và gây hại từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 (khi lúa trỗ gặp thời tiết âm u, có mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài; khả năng bệnh đạo ôn cổ bông sẽ phát sinh gây hại cao hơn vụ xuân năm 2017.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh gây hại khi cây lúa ở giai đoạn đứng cái đến đòng trỗ; trên những giống có bản lá to, lúa lai, Hương thơm, Bắc thơm là giống mẫn cảm với bệnh bạc lá, ngoài ra bệnh còn gắn với yếu tố thời tiết như mưa to kèm giông; dự báo mức độ, phạm vi gây hại của bệnh cao hơn.

- Rầy nâu và rầy lưng trắng: Rầy lứa 1 xuất hiện rải rác với mật độ thấp trên trà xuân sớm phạm vi phân bố hẹp; rầy lứa 2 xuất hiện từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 gây hại cục bộ trên giống nhiễm; rầy lứa 3 gây hại từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 đây lứa rầy nguy hại nhất ở vụ xuân với mật độ cao, phạm vi phân bố rộng; lúa ở giai đoạn trỗ thoát đến chín sáp (đỏ đuôi). Các giống lúa thơm, lúa nếp, lúa lai... thường bị rầy gây hại nặng; nếu không tổ chức phòng trừ tốt sẽ gây cháy rầy trên diện rộng; dự báo khả năng rầy gây hại tương đương vụ xuân 2017.

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái đến trước khi thu hoạch; diện tích cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm; chân đất cao thường xuyên mất nước bệnh thường phát sinh gây hại nặng, tỷ lệ bệnh phổ biến 10 - 20%, cao 30% số dảnh; mức độ tương đương CKNT.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 1 gây hại rải rác trên trà lúa xuân sớm với mật độ thấp; bướm lứa 2 vũ hoá vào giữa tháng 3, sâu non nở rộ cuối tháng 3 đầu tháng 4 gây hại trà xuân muộn với diện phân bố rộng; mức độ hại tương đương CKNT; bướm lứa 3 vũ hoá giữa tháng 4, sâu non nở rộ cuối tháng 4 đầu tháng 5 hại cục bộ lá đòng trên diện tích xanh tốt, đặc biệt diện tích bón đạm muộn; mức độ hại cao hơn CKNT.  

Ngoài ra trên đồng ruộng còn xuất hiện: Ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ sinh lý, ruồi vàng, bọ trĩ gây hại đầu vụ; Bọ xít đen, bệnh thối thân, bệnh vàng lá - khô đầu lá gây hại giữa vụ; bệnh đen lép hạt gây hại cuối vụ.

Một số giải pháp phòng trừ:

- Các hộ nông dân cần tăng cường áp dụng các chương trình nếu điều kiện có thể, như: “3 giảm, 3 tăng”, “kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI)”, “chương trình 1 phải 5 giảm, 3 tăng”, “chương trình quản lý và phòng trừ dịch hại IPM”... và thực hiện bón cân đối, bón sớm bón tập trung,...; thực hiện gieo cấy đúng thời vụ, hạn chế cấy các giống nhiễm; làm đất kỹ, nhuyễn, san phẳng; bón phân cân đối, bón sớm bón tập trung, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường phân hữu cơ, phân kaly giúp cây sinh trưởng phát triển tốt tăng sức chống chịu sâu, bệnh; gieo cấy mật độ hợp lý; cấy mạ đủ tuổi, loại bỏ mạ già; giữ đủ nước trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, áp dụng điều chỉnh nước ruộng theo quá trình sinh trưởng của cây để đạt số dảnh hữu hiệu tối đa.

- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu, bệnh mới phát sinh, ở diện hẹp để có biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2018 này cần đặc biệt chú ý kiểm tra theo dõi bệnh vàng lụi, lùn sọc đen kết hợp với theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ rầy nhất là rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng để chủ động phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Chủ động diệt trừ chuột ngay từ khi bơm nước làm đất gieo cấy và giai đoạn lúa làm đòng (đòng non) bằng các biện pháp; tích cực tổ chức đặt bả trong thời gian tổ chức tuần lễ diệt chuột.

- Khi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh phát sinh tới ngưỡng phải phòng trừ. Bà con nông dân nên lựa chọn những loại thuốc đặc hiệu có độc tính thấp; có nguồn gốc sinh học như thuốc thảo mộc, vi sinh... Hạn chế sử dụng thuốc BVTV có độc tính cao. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).

Bài của Phạm Nguyễn Hạnh

đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2018

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.