Khoa học và công nghệ (số 1-2018) 2018-02-17 12:55:43

Sau 2 năm triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương lần thứ X (2016 - 2017) đã thu hút trên 100 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham gia. Ban tổ chức đã lựa chọn 72 giải pháp đủ điều kiện đưa vào chấm sơ khảo và phân thành 5 lĩnh vực như sau: Lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông 15 giải pháp; Lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa 23 giải pháp; Lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Tài nguyên môi trường 15 giải pháp; Lĩnh vực Y - Dược 9 giải pháp; Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 10 giải pháp. Hội thi đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của quần chúng trong tỉnh.

Sau các vòng chấm sơ khảo với tinh thần làm việc dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy chế, Ban tổ chức đã chọn được 41/72 giải pháp đưa vào chấm chung khảo. Kết quả đã lựa chọn 37 giải pháp trình UBND tỉnh tặng giấy chứng nhận và tiền thưởng gồm1 giải nhất, 6 giải nhì, 12 giải ba và 18 giải khuyến khích cho các giải pháp và các tác giả đạt giải. Trong đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông 9 giải pháp; lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa 10 giải pháp; lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Tài nguyên môi trường 7 giải pháp; lĩnh vực Y - Dược  5 giải pháp; lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 6 giải pháp.Kết quả một số giải pháp nổi bật thuộc các lĩnh vực như sau:

* Về lĩnh vực Y - Dược:giải pháp “Nghiên cứu bào chế và đánh gia sinh khả dụng viên nang diltiazem giải phóng kéo dài” của tác giả Nguyễn Thị Hường (Trường Cao đẳng Dược TW Hải Dương) đạt giải Nhất hội thi đãxây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nang diltiazem giải phóng kéo dài chứa pellet bao màng kiểm soát giải phóng, trong đó biện pháp đưa một phần dược chất vào mang bao lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam để tăng phần trăm dược chất giải phóng trong những giờ đầu. Phương pháp định lượng diltiazem trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector khối phổ có thể ứng dụng để đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học các chế phẩm diltiazem. Việc bào chế được viên nang diltiazem 120mg giải phóng kéo dài 12 giờ là một phương pháp bào chế mới lần đầu tiên được nghiên cứu thành công ở Việt Nam. Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định đã áp dụng công trình vào sản xuất theo quy mô công nghiệp.

* Về lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông:giải pháp “Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tại các trạm biến áp 110 KV không người trực có xét đến các điều kiện ràng buộc” của nhóm tác giả Vũ Hoàng Tùng, Phạm Trung Nghĩa, Phạm Hoàng Phương (Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương) đạt giải nhì hội thi là hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tại các trạm biến áp. Sử dụng hệ thống mạch điều khiển để thực hiện điều chỉnh điện áp tự động trong các trạm biến áp. Hiện nay chưa có đơn vị nào có hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tại các trạm 110 KV có xét đến điều kiện ràng buộc, kể cả hệ thống bảo vệ quá áp, kém áp để đưa tín hiệu cảnh báo khi điện áp vượt ra ngoài khoảng giá trị cho phép. Hầu hết các trạm biến áp 110 KV hiện nay đều điều chỉnh điện áp bằng tay do nhân viên vận hành trực tiếp theo dõi và thực hiện. Giảm thiết hại, và mất chi phí vận hành lại dây truyền sản xuất do sự cố ngừng cung cấp điện đột ngột. Giảm tổn thất truyền tải trên lưới điện phân phối. Tự động điều chỉnh, không phải điều chỉnh bằng tay, góp phần giảm sức lao động và an toàn cho công nhân khi sử dụng. Nâng cao chất lượng cung cấp điện, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Hải Dương. Giải pháp có thể ứng dụng cho tất cả các máy biến áp 110 kV nói riêng và các MBA trên hệ thống truyền tải và phân phối điện nói chung nhằm duy trì điện áp trong dải cho phép, góp phần nâng cao chất lượng điện năng cho khách hàng sử dụng điện trên cả nước.

* Về lĩnh vực cơ khí, tự động hoá:giải pháp “Thiết kế chế tạo hơm hướng trục đứng cột nước thấp kiểu HĐ3700-1,5”của tác giả Phùng Tiến Chiến (Công ty TNHH Cơ khí Điện Hải Dương) đạt giải nhì hội thi đã tiết kiệm điện năng tiêu thụ, kiểu dáng gọn nhẹ, hợp lý, giảm tổn thất thủy lực, tổn thất cơ khí đến mức thấp nhất. Rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, độ bền của máy cao, dễ thao tác vận hành, an toàn, tháo lắp sửa chữa thuận lợi. Tiết kiệm chi phí nhân công vận hành, chi phí vật liệu, công nghệ chế tạo đầu vào, nhà trạm, kinh phí xâu dựng đầu tư ban đầu thấp chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với bơm truyền thống. Bơm có hiệu suất cao, tiết kiệm  không phải mua các máy móc nhập khẩu, máy vận hành êm, ồn thấp. Đã thiết kế, lắp đặt chế tạo, thử nghiêm thành công và đưa vào hoạt động 5 máy bơm tại Hưng Yên. Phù hợp với địa hình cột nước thấp, đáp ứng phạm vi trong cả nước.

* Về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:giải pháp “Bộ đồ dùng học tập, đồ chơi đa năng cho trẻ em mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi và Đào Thị Thúy Lan (TX. Chí Linh) đạt giải ba hội thi là một ý tưởng mới, sáng tạo, khoa học, có tính năng tổng hợp đa dạng, phong phú, dùng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Sản phẩm sử dụng trực tiếp bằng vật thật với các chi tiết tiện ích, dễ khai thác, lựa chọn và sử dụng. Việc áp dụng sản phẩm giúp các trường giảm bớt kinh phí trong việc mua sắm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí các góc theo chủ đề; kích thích sự phát triển về tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ ngay từ khi còn nhỏ, là tiền đề cho sự sáng tạo và ý tưởng lớn sau này. Sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ, sử dụng các rác thải làm sạch và tận dụng làm đồ chơi, đồ dùng học tập. Sản phẩm được áp dụng tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Chí Linh từ năm 2015, một số nội dung của sản phẩm được các trường mầm non trong toàn tỉnh áp dụng từ tháng 9/2016.

Ban tổ chức đã lựa chọn 20 giải pháp tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Những giải pháp kỹ thuật đoạt giải lần này được lựa chọn từ hàng nghìn sáng kiến, giải pháp hữu ích, đề tài trong các cơ quan, đơn vị sản xuất, các ngành nghề khác nhau và đều có tính mới, có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.

Bài của Phạm Ninh Hải

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2018

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.