Bản tin TBT Hải Dương số 16 ngày 25 tháng 8 năm 2018

Ngày 15/05/2018, Bộ Khoa Học và Công Nghệ đã ban hành Thông tư số 06/TT-BKHCN kèm theo QCVN 14:2018/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong. QCVN 14:2018/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dầu nhờn động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối và bán lẻ dầu nhờn động cơ đốt trong tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế Dầu nhờn động cơ đốt trong phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng với nội dung không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật này, đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế, nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.

Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ dầu nhờn động cơ đốt trong phải đảm bảo chất lượng dầu nhờn động cơ theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Bản tin TBT Hải Dương số 16 ngày 25 tháng 8 năm 2018

Tóm tắt chỉ tiêu kỹ thuật chính của Quy chuẩn.

- Phân cấp độ nhớt: Các cấp độ nhớt động học của các loại dầu nhờn động cơ đốt trong phải đáp ứng các tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất.

- Các chỉ tiêu hóa lý bắt buộc và các mức giới hạn của dầu nhờn động cơ đốt trong:

Tên chỉ tiêu

Mức giới hạn

Phương pháp thử

Dầu nhờn động cơ 4 kỳ

Dầu nhờn động cơ 2 kỳ

 

1. Độ nhớt động học, mm2/s (cSt)

Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng

Ở 100°C Không nhỏ hơn 6,5

TCVN 3171:2011 (ASTM D445-11) hoặc ISO 3104:1994 hoặc các tiêu chuẩn tương ứng

2. Chỉ số độ nhớt, không nhỏ hơn

95

-

TCVN 6019:2010 (ASTM D2270-04)

3. Trị số kiềm tổng (TBN), mg KOH, không nhỏ hơn

4,0

-

TCVN 3167:2008 (ASTM D2896-07a)

4. Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, °C, không nhỏ hơn

180

-

TCVN 2699:1995 hoặc TCVN 7498:2005 (ASTM D92-02b)

5. Độ tạo bọt/mức ổn định, ml, theo chu kỳ 2, không lớn hơn

50/0

-

ASTM D892-13 hoặc ISO 6247:1998

6. Tổng hàm lượng kim loại Ca, Mg, Zn, % khối lượng, không nhỏ hơn

0,1

-

TCVN 7866:2008 (ASTM D4951-06) hoặc ASTM D5185-13e1 hoặc ASTM D4628-05

7. Hàm lượng nước, % thể tích, không lớn hơn

0,05

0,05

TCVN 2692:2007 (ASTM D95-05e1)

8. Ăn mòn tấm đồng

1a

-

TCVN 2694:2007 (ASTM D130-04e1)

9. Cặn cơ học (cặn pentan), % khối lượng, không lớn hơn

0,03

-

ASTM D4055-02

10. Tro sunfat % khối lượng, không lớn hơn

-

0,18

TCVN 2689:2007 (ASTM D874-06) hoặc ISO 3987:2010

-Phụ gia:

Các loại phụ gia sử dụng để pha chế dầu nhờn động cơ đốt trong phải đảm bảo phù hợp các quy định về an toàn, sức khỏe và môi trường và không được gây hỏng cho động cơ cũng như hệ thống tồn trữ, bảo quản, vận chuyển và phân phối sản phẩm.

-Ghi nhãn:

Dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường phải đảm bảo được việc ghi nhãn theo quy định hiện hành. Trường hợp dầu nhờn động cơ đốt trong được đóng gói sẵn, trên bao bì của dầu nhờn động cơ đốt trong phải ghi nhãn một cách rõ ràng, dễ đọc. Nhãn gắn trên bao bì phải bền và không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển. Nội dung tối thiểu của nhãn phải bao gồm: Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng); Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Thể tích/ Khối lượng; Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng); Hướng dẫn sử dụng, bảo quản; Thông tin cảnh báo.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/07/2018.

Theo đó, Quy chuẩn này sẽ được áp dụng trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong trên thị trường kể từ ngày 15/12/2018. Tuy nhiên, dầu nhờn động cơ đốt trong được sản xuất, pha chế, nhập khẩu đã lưu thông trên thị trường trước ngày 15/12/2018 thì tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 15/6/2020.

Xem chi tiết bản tin TBT tại đây.

Tin TBT Hải Dương


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây