Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: tạo cú hích cho doanh nghiệp

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) trước đây là Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ra đời từ năm 1995 cho đến nay ngày càng nâng cao được vị thế, uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) và xã hội. Giải thưởng chính là thước đo để đánh giá năng lực và chất lượng sản phẩm dịch vụ, chắp cánh nâng tầm thương hiệu DN Việt.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: tạo cú hích cho doanh nghiệp
Ông Trần Văn Vinh – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, với tư cách là cơ quan chủ trì hoạt động GTCLQG hằng năm, ông đánh giá như thế nào về chất lượng các DN tham gia Giải thưởng những năm qua? 
Ông Trần Văn Vinh: GTCLQG xứng tầm là giải thưởng chất lượng ở cấp quốc gia, luôn giữ được vị trí quan trọng và có uy tín trong cộng đồng DN nói riêng và đối với xã hội nói chung. Thực tế triển khai GTCLQG trong những năm qua cho thấy những DN đạt giải hằng năm thực sự là những DN có những thành tích nổi bật trong hoạt động SXKD, có đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
GTCLQG là một giải thưởng uy tín và có quy mô lớn nhưng tại sao rất ít các tổng công ty, tập đoàn lớn tham gia. Thậm chí số lượng doanh nghiệp tham gia giải thưởng cũng chưa được nhiều. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Văn Vinh:Phải nhấn mạnh điều này mục tiêu của GTCLQG là tôn vinh, khen thưởng các DN đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Điều này không phụ thuộc vào quy mô của DN to hay nhỏ, mà điều quan trọng nhất là DN đó có xứng đáng được trao giải hay không.
Mặc dù GTCLQG là phần thưởng cao quý nhất về chất lượng, được luật định nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế chủ yếu sau đây: GTCLQG chưa thực sự cuốn hút sự quan tâm của doanh nghiệp, chưa trở thành một công cụ tác động tích cực, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp là tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia còn chưa nhiều. Bình quân hằng năm chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia. 
Chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên chính của hiện tượng này là công tác tuyên truyền, quảng bá về GTCLQG chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai hoạt động GTCLQG.
Việc đánh giá các hoạt động căn cứ theo một barem cụ thể hay dựa vào báo cáo tự đánh giá của DN? thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh:Thứ nhất, GTCLQG chấp nhận 7 tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ, được cụ thể thành 18 hạng mục với trên 200 câu hỏi thể hiện các yêu cầu cụ thể mà DN tham dự phải đáp ứng được. Việc xem xét, đánh giá DN tham dự Giải thưởng chia thành 2 giai đoạn: đánh giá hồ sơ và đánh giá tại DN tại hai cấp hội đồng giải thưởng địa phương và trung ương. Do vậy, báo cáo tự đánh giá là một trong các hồ sơ quan trọng khi các chuyên gia và hội đồng tiến hành đánh giá hồ sơ tham dự của DN.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá là những người được đào tạo nghiệp vụ về GTCLQG, am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của GTCLQG; quy trình đánh giá và xét thưởng chặt chẽ, thống nhất dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan với sự tham dự của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, tổ chức có liên quan.
Được biết, DN đạt giải đều áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như ISO 9001, ISO 14001, TQM, GMP, HACCP... và hầu hết đều là những DN có "tiếng tăm". Vậy Tổng cục có tư vấn gì cho DN vừa và nhỏ áp dụng các công cụ quản lý này để có thể tham gia giải thưởng hay không?
Ông Trần Văn Vinh: GTCLQG được tổ chức hằng năm với mục đích tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích nổi trội về chất l¬ượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ứng dụng các hệ thống và công cụ quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trư¬ờng trong nước và thế giới của DN Việt Nam. Do vậy, trong những năm gần đây các DN tham dự và đạt giải đều áp dụng một hay nhiều mô hình, công cụ hay phương pháp quản lý tiên tiến. 
Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai nhằm tạo động lực và năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, GTCLQG cũng là một trong những giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng SPHH của DN.  
Chương trình quốc gia này có Dự án 2: “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” nhằm tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về năng suất và chất lượng; phổ biến áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của nền kinh tế, ngành kinh tế, doanh nghiệp.
                                                                                  Theo truyenthongkhoahoc.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay52,385
  • Tháng hiện tại342,076
  • Tổng lượt truy cập4,657,496
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây