Phát triển Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của Doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh

Để bắt kịp và hòa nhập vào cuộc cách mạng 4.0, các tổ chức/doanh nghiệp cần xác định hiện trạng, đổi mới trình độ quản trị doanh nghiệp, đảm bảo sẵn sàng cơ sở nền tảng để “hấp thụ” làn sóng công nghệ mới.

Phát triển Bộ công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của Doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh

Cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức về tiềm lực cơ sở vật chất, chiến lược phát triển của tổ chức/doanh nghiệp, trình độ và tay nghề của người lao động. Để bắt kịp và hòa nhập vào cuộc cách mạng 4.0, các tổ chức/doanh nghiệp cần xác định hiện trạng, đổi mới trình độ quản trị doanh nghiệp, đảm bảo sẵn sàng cơ sở nền tảng để “hấp thụ” làn sóng công nghệ mới.

Dựa trên kinh nghiệm từ các nghiên cứu đánh giá của các tổ chức trên thế giới nhóm chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển bộ công cụ đánh giá ViPA (Vietnam Innovation Productivity Assessment) nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp xác định hiện trạng, những vấn đề cần cải tiến; từ đó doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi sang sản xuất thông minh, thực hiện việc kết nối thông tin và tối ưu hóa để tạo điều kiện đưa các sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất với chi phí rẻ nhất.

Trong khuôn khổ nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ giao: "Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng năng suất trong và sau dịch COVID-19 thông qua hướng dẫn thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”, bộ công cụ ViPA được nhóm chuyên gia đưa vào sử dụng để hỗ trợ đánh giá, khảo sát thực trạng tổ chức/doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự thực hiện việc đánh giá online qua link: http://vipa.vnpi.vn/ theo 16 tiêu chí dựa trên 04 trụ cột cơ bản: Quản lý doanh nghiệp; Quản lý năng suất; Nền tảng cơ sở vật chất cho chuyển đổi số; Sản xuất thông minh. Mỗi trong trụ cột này được chia thành 04 nội dung sâu hơn, lần lượt được đánh giá bằng 16 chỉ số thích hợp. 16 chỉ số này tạo thành cơ sở để đo mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp với chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Hiện nay, đã có hơn 300 doanh nghiệp đã tự thực hiện đánh giá thông qua Bộ công cụ ViPA. Các doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá sẽ thấy được kết quả qua mức độ đối sánh với mức cao nhất theo thang điểm từ 1 – 5 (viết tắt từ tiếng Anh – lv1 đến lv5 – level). Hình dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá tại một công ty đối với 16 tiêu chí và kết quả trung bình của công ty (đạt mức 176,8/1000 điểm, tương đương mức 2/5.

    Hình 2:Biểu đồ kết quả đánh giá 16 chỉ số  VIPAtại 1 doanh nghiệp

 

Khảo sát chuyên sâu 64 chỉ số

Đối với các doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chí, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp theo 64 tiêu chí và phối hợp hướng dẫn cho doanh nghiệp về lộ trình tiến tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh. 

Khi đánh giá trực tiếp, chuyên gia sẽ sử dụng bộ 64 tiêu chí, mỗi tiêu chí cũng được đánh giá theo 5 cấp độ (1 đến 5) bao gồm các yêu cầu tối thiểu phải được đáp ứng để hoàn thành cấp độ. Cấp độ 1 mô tả những những doanh nghiệp không làm gì hoặc rất ít/chưa có nền tảng gì để chuẩn bị cho chuyển đổi số. Cấp độ 5 mô tả những doanh nghiệp thực hành tốt nhất - những doanh nghiệp đã thực hiện thành công tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chuyển đổi số. Cấp độ 5 của mô hình cũng mô tả trạng thái thực hiện đầy đủ tầm nhìn mục tiêu - khi toàn bộ chuỗi giá trị được tích hợp trong thời gian thực và có thể tương tác với nhau.

 

 

Hình 4: Báo cáo Kết quả khảo sát 64 tiêu chí VIPA tại 1 doanh nghiệp

Dựa trên việc đánh giá theo 64 tiêu chí, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận theo một số khía cạnh như: nguồn nhân lực, nền tảng cơ sở vật chất, hiệu quả của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, hay hoạt động đổi mới sáng tạo… Trên cơ sở đó, các chuyên gia tư vấn sẽ khuyến nghị để doanh nghiệp cải tiến và khắc phục để đạt được mục tiêu đề ra.

Cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Vậy, cách mạng 4.0 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Cơ hội của doanh nghiệp?... Tầm nhìn I4.0 và lộ trình để đạt được tầm nhìn này sẽ khác nhau đối với mỗi tổ chức/doanh nghiệp. Không phải mọi tổ chức/ doanh nghiệp đều có tham vọng ngắn hạn là thực hiện tầm nhìn, mục tiêu đầy đủ của công nghiệp 4.0.

Các tổ chức sẽ xác định các mục tiêu trung, dài hạn và ngắn hạn dựa trên nền tảng và hiện trạng. Bộ công cụ đánh giá ViPA là công cụ hữu ích để giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi trên, đồng thời xác định vị trí của mình trong quá trình chuyển đổi số, khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh và mức độ sẵn sàng cho sản xuất thông minh.

Nguyễn Thanh Hải -Viện Năng suất Việt Nam

Nguồn: VietQ.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,263,692
  • Tổng lượt truy cập3,968,896
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây