Tiêu chuẩn quốc gia về xốp cách nhiệt polyuretan sử dụng chất trợ nở dễ cháy

Bộ KH&CN vừa ban hành Quyết định số 1500/QĐ-BKHCN về việc công bố "Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13334:2021 về xốp cách nhiệt polyuretan (PU) sử dụng chất trợ nở dễ cháy - Yêu cầu về an toàn trong sản xuất".

Tiêu chuẩn quốc gia về xốp cách nhiệt polyuretan sử dụng chất trợ nở dễ cháy

Cơ quan chủ trì tổ chức xây dựng Tiêu chuẩn là Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn là các doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt PU sử dụng chất trợ nở có tính cháy như cyclo pentan, metyl format… Đây là cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa cụ thể các biện pháp, hoạt động đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, tăng cường an toàn và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sử dụng chất trợ nở có tính cháy.

Bên cạnh các quy định chung, Thông tư đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về biện pháp an toàn trong sản xuất; Yêu cầu an toàn trong sản xuất; yêu cầu về bảo quản và vận chuyển trong sản xuất; Yêu cầu an toàn trong lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa

 

Ngoài ra, Thông tư cung cấp phụ lục về một số chất trợ nở dễ cháy điển hình dùng trong sản xuất xốp cách nhiệt PU; Các loại thông gió; Thiết bị sử dụng trong vùng nguy hiểm; Yêu cầu an toàn cho khu vực tồn chứa chất trợ nở dễ cháy; Thải bỏ và khử nhiễm thùng chứa; Cảnh báo và xử lý an toàn hoá chất trong sản xuất xốp cách nhiệt PU; Danh mục kiểm tra an toàn.

Các doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng Tiêu chuẩn khi chuyển đổi công nghệ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng các chất trợ nở có tính cháy nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Tiêu chuẩn cũng là một trong những công cụ hữu ích giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát các vấn đề liên quan đến sử dụng các chất trợ nở có tính cháy nói riêng và hoạt động an toàn sản xuất nói chung trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt.

Xốp cách nhiệt PU là sản phẩm phổ biến trên thị trường và được sản xuất từ isocyanat, polyol, chất xúc tác amin, chất trợ nở (chất tạo xốp). Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) của Việt Nam giai đoạn II (HPMP II) bao gồm mục tiêu loại trừ HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt. Xốp cách nhiệt PU được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống và được sản xuất từ isocyanat, polyol, chất xúc tác amin và chất trợ nở (chất tạo xốp).

Chất trợ nở sử dụng phổ biến trong sản xuất xốp cách nhiệt là HCFC-141b (CH3CCl2F) - chất làm suy giảm tầng ô-dôn, có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) gấp 725 lần so với khí cacbon dioxit (CO2). Sử dụng HCFC-141b trong sản xuất xốp cách nhiệt được loại trừ và thay thế bằng các chất trợ nở không làm suy giảm tầng ô-dôn, thân thiện hơn với môi trường nhưng có tính cháy như cyclo pentan (C5H10), metyl format (HCOOCH3).

Trong khuôn khổ Dự án HPMP II, các doanh nghiệp sản xuất xốp PU được tài trợ để chuyển đổi sang công nghệ không sử dụng HCFC-141b trộn sẵn trong polyol. Trước đó, năm 2015, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn HCFC-141b nguyên chất trong hoạt động sản xuất xốp cách nhiệt. Theo lộ trình, từ ngày 01/01/2022 Việt Nam cấm nhập khẩu chất HCFC-141b trộn sẵn trong polyol theo cam kết thực hiện Nghị định thư Montreal.

Nguồn: VietQ.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,262,530
  • Tổng lượt truy cập3,967,734
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây