Thu giữ 3.600 ống thuốc thúc hoa quả chín: Người Việt đang chết từ từ vì hóa chất

Trạm Kiểm soát liên hợp Km15-Bến tầu Dân Tiến (Quảng Ninh) mới đây đã phát hiện và bắt giữ 3.600 ống thuốc thúc hoa quả nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam.

Thu giữ 3.600 ống thuốc thúc hoa quả chín: Người Việt đang chết từ từ vì hóa chất

Vụ việc xảy ra ngày 21/6, tại bãi đất trống (gần Bến tầu Dân Tiến) thuộc thôn 2, xã Hải Tiến, TP Móng Cái. Theo thông tin từ báo Hải quan, sáng cùng ngày, trong khi làm nhiệm vụ, Trạm kiểm soát liên hợp Km15-Bến tầu Dân Tiến phát hiện một lô hàng vô chủ.

Quá trình kiểm tra, phát hiện lô hàng này gồm 3.600 ống thuốc thúc hoa quả chín (dấm hoa quả) có nguồn gốc do Trung Quốc sản xuất nhập lậu còn mới 100%.

Nói tới hoa quả tiêm hóa chất lạ, ngày nay, nhiều người tiêu dùng rất lo lắng khi lựa chọn các loại hoa quả ngoài chợ như mít, chuối, xoài, sầu riêng... vì có nhiều thông tin liên quan đến việc những hoa quả này được kích chín nhanh bằng các loại hóa chất độc hại. Điều đáng nói, tất cả những loại thuốc kích chín hoa quả trên thị trường hiện này đều không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ NN&PTNT.

Nói về tác hại của các hóa chất này, PGS.TS. Vũ Đặng Hoàng (Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất, Đại học Dược Hà Nội) từng phân tích trên báo Sức khỏe & đời sống, dung dịch dùng để thúc chín ép trái cây có chứa carbendazim và tebuconazol. Đây là hai chất được dùng chủ yếu để trị nấm bệnh trên cây trồng. Muốn cho chuối, xoài, đu đủ... chín vàng đồng đều, căng mọng, màu sắc hấp dẫn hơn trái cây thông thường... thì chỉ cần một chút hóa chất “hoa quả thúc chín tố”. Hoạt chất trong “hoa quả thúc chín tố” chính là ethrel (ethephon).

Theo báo Dân trí, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho rằng, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.

Tuy nhiên, PGS. Hoàng cũng cảnh báo trên Sức khỏe & đời sống, việc bơm trực tiếp ethrel vào trái cây (như mít) cần phải được nghiêm cấm do nó có thể gây tồn dư cục bộ ethrel làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Nếu thường xuyên ăn phải trái cây có tiêm chất này, ethrel sẽ bị tích tụ, làm tổn thương gan, thận và có thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Để hạn chế hấp thu dư lượng ethrel, trái cây trước khi ăn nên được gọt vỏ.

Theo vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay43,511
  • Tháng hiện tại1,122,362
  • Tổng lượt truy cập3,827,566
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây