Tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo giá trị bền vững cho sản vật Việt Nam

Để phát triển thương hiệu cho nông sản Việt cần phải xây dựng thương hiệu bằng tiêu chuẩn chất lượng để tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

Tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo giá trị bền vững cho sản vật Việt Nam

Đó là chia sẻ của ông Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) tại Hội thảo phát triển thương hiệu cho nông sản Việt, cơ hội và thách thức được tổ chức chiều 18/4.

Tại Hội thảo, các đại biểu và doanh nghiệp đã cùng chia sẻ thông tin về sản vật dưới góc nhìn chuyên môn về sở hữu trí tuệ, vấn đề quản trị quy trình chất lượng để đảm bảo giá trị bền vững cho sản vật, cách thức vượt rào cản thương mại quốc tế cũng như quảng bá sản vật Việt đến cộng đồng trong và ngoài nước.

Đến nay, cả nước có 49 sản vật được cấp Chỉ dẫn địa lý. Thực tế cho thấy, nhiều sản vật sau khi được cấp quyền sở hữu trí tuệ đã có những bước tiến lớn, trở thành hàng hóa giá trị cao. Tuy nhiên, không ít những sản vật sau khi được cấp Chỉ dẫn địa lý lại có xu hướng đi xuống do bị khai thác cạn kiệt, chất lượng suy giảm, bị làm giả... dẫn đến thương hiệu của sản vật đối mặt với nguy cơ biến mất.

Theo ông Lê Ngọc Lâm, để hạn chế tình trạng này, trong thời gian tới, các tổ chức, cá nhân muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản vật phải tìm hiểu kỹ các quy định về sở hữu trí tuệ.

Nhiều sản vật sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT đã có bước tiến lớn về thương mại, trở thành hàng hóa có giá trị cao.

Ông Đỗ Lê Thăng - Phó Tổng biên tập báo Khoa học và Phát triển cho rằng hiện nay các sản vật được xem là đặc sản ở Việt Nam vẫn chủ yếu được sản xuất theo hình thức hộ gia đình, nhỏ lẻ, sản phẩm không ổn định và thiếu các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, để đầu tư cho các tiêu chuẩn chất lượng, hướng đến các thị trường khó tính được xem là rào cản không nhỏ với quy mô sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam.

Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Xuân Đà cho rằng các yếu tố để xây dựng một thương hiệu thực sự đầu tiên có thể là hình ảnh, sau đó là chất lượng.

“Nếu hình ảnh sản phẩm không bắt mắt, không phù hợp thì rất khó tiếp cận khách hàng. Kế đến là chất lượng. Đằng sau sản phẩm là chuỗi sản xuất; Đòi hỏi tiêu chuẩn hóa, cần tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt để tiêu chuẩn sản phẩm đảm bảo 100% là chuẩn; 100% sản phẩm đưa ra thị trường đều giống nhau về mặt chất lượng và hình thức..." - ông Phạm Xuân Đà nhấn mạnh.

Ông Hoàng Lâm - Giám đốc Quatest 3 cho rằng, những sản vật nổi tiếng gắn với mỗi địa phương là thương hiệu chung của vùng đất đó, không phải của riêng bất cứ một gia đình nào. Hiện nay, việc sản xuất theo kiểu nông hộ với quy trình khác nhau nên chất lượng sản vật khác nhau dẫn đến khó xây dựng thương hiệu.

Vì thế, người sản xuất hãy cùng nhau xây dựng thương hiệu của mình bằng tiêu chuẩn chất lượng để tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những người sản xuất phải kết hợp, chia sẻ nguồn lực để xây dựng quy trình sản xuất thống nhất.

theo vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay49,250
  • Tháng hiện tại1,128,101
  • Tổng lượt truy cập3,833,305
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây