Chris Mullin, TS vật lý từng làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Bắc California, Hoa Kỳ đã đưa ra ý tưởng về kính râm sử dụng lá chắn điện tử để chặn ngay tức khắc ánh sáng chói. Năm 2002, ông đã sử dụng một tinh thể lỏng làm vật liệu mắt kính. Mặc dù các thuộc tính trực quan của một tinh thể lỏng có thể thay đổi về mặt điện tử, nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy vật liệu qua mắt kính của kính râm thông thường. Một cảm biến nhỏ trên sống mũi phát hiện ánh sáng chói và báo cho một bộ vi điều khiển nằm cạnh cảm biến. Bộ vi điều khiển này sẽ kích thích các mắt kính tinh thể lỏng hiển thị một hình vuông màu đen có kích thước 4 hoặc 6 mm ở phía trước của mắt để chặn ánh sáng chói. Hình vuông di chuyển hình theo người đeo kính để chặn các nguồn ánh sáng chói ở bất cứ góc độ nào nhưng vẫn cho phép nhìn thấy các vùng xung quanh.
Mulin phải mất 5 năm và tạo ra 5 mẫu vật mới thu nhỏ được các thành phần. Phiên bản đầu tiên của ông hoàn thành vào năm 2003, bao gồm một bảng mạch kết nối với máy tính xách tay xử lý dữ liệu cảm biến nhập vào. Hiện nay, do cảm biến phát hiện ánh sáng mà ông đã phát triển tiêu thụ ít năng lượng nên pin và tất cả các thiết bị điện tử cần thiết khác đều được thiết kế nhỏ gọn cho vừa với khung kính râm thông thường. Tuy nhiên, loại kính này vẫn chưa được đưa ra thị trường; trong quá trình thử nghiệm mẫu kính gần đây nhất, các mắt kính LCD đôi khi có trục trặc. Theo Mulin, sau khi các thiết bị được lắp đặt ở trong kính, một số hàng [của các điểm ảnh] ngừng hoạt động. Để khắc phục sự cố này, ông lên kế hoạch tăng cường các kết nối điện cho phép các lệnh được chuyển từ thiết bị vi điều khiển sang cho các mắt kính. Ngoài ra, ông đang phát triển các mắt kính LCD linh hoạt từ nhựa (thay thế cho thủy tinh), do đó, sản phẩm hoàn tất sẽ được nhẹ hơn và không vỡ, có tiềm năng thương mại.
Nghiên cứu của Mullin được tài trợ một phần bởi một khoản trợ cấp nghiên cứu của Không quân Mỹ, bước đầu tập trung vào chế tạo kính cho các phi công chiến đấu và binh lính. Nhà sinh vật học Jeffrey Wigle thuộc Không quân Mỹ cho rằng: Quân đội có thể đi lúc có mặt trời ở giữa trưa vào nhà tạm mà không bị chói nhờ phản ứng của mắt kính. Họ có thể nhìn thấy ngay sau khi đi vào nơi này và có lợi thế chiến thuật to lớn. Mullin cũng có kế hoạch hướng vào các nhà sản xuất kính râm như Oakley để bất cứ ai cũng có thể mua loại kính râm mới trong vài năm tới.
(Theo NASATI )