Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chất thải. Hà Nội đang tồn tại một thực tế: Khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm. Chỉ đến năm 2012, thành phố sẽ không còn chỗ đổ rác.
Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chất thải. Trên thực tế, hiện các bãi chứa rác của Hà Nội gần như đầy ứ và không còn năng lực để xử lý. Nhiều khảo sát cũng cho thấy công nghệ chôn lấp và xử lý rác mà bấy lâu nay Hà Nội và các địa phương trên toàn quốc đang thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập; nghiêm trọng nhất là các bãi rác thải đã gây ô nhiễm nguồn nước, khí thải và lãng phí tài nguyên đất.
Chỉ tính riêng chất thải rắn công nghiệp tại Hà Nội, mỗi ngày được thu gom thông qua hệ thống của Công ty môi trường đô thị vận chuyển về Nam Sơn để xử lý đã lên tới 70-100 tấn/ngày, chiếm trên 50-60% lượng chất thải công nghiệp được thu gom. Một phần nhỏ được thu gom vận chuyển để xử lý tái chế, số còn lại được chuyển về Nam Sơn xử lý tiêu hủy. Về đến đó, chất thải công nghiệp không nguy hại chỉ được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, đóng rắn; số chất thải nguy hại cơ bản được xử lý bằng phương pháp đốt với lò đốt chất thải công nghiệp.
Dự kiến, năm 2015 - 2020, con số này lần lượt là trên 70 tấn/ngày và trên 93 tấn/ngày. Nếu khối lượng rác khổng lồ đó không được xử lý đúng chuẩn, đó sẽ là ẩn họa khó lường cho cuộc sống của người dân.
Hiện công nghệ đốt đang được một số bệnh viện áp dụng để xử lý loại rác thải nguy hại nhưng chỉ là các lò nhỏ, chưa có hệ thống xử lý khí thải nguy hại. Vấn đề triển khai công nghệ phù hợp với Việt Nam nhằm giải quyết thách thức về rác thải đang là mối quan tâm của Chính phủ và nhiều doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng chất thải rắn công nghiệp tại Hà Nội, mỗi ngày được thu gom thông qua hệ thống của Công ty môi trường đô thị vận chuyển về Nam Sơn để xử lý đã lên tới 70-100 tấn/ngày, chiếm trên 50-60% lượng chất thải công nghiệp được thu gom. Một phần nhỏ được thu gom vận chuyển để xử lý tái chế, số còn lại được chuyển về Nam Sơn xử lý tiêu hủy. Về đến đó, chất thải công nghiệp không nguy hại chỉ được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, đóng rắn; số chất thải nguy hại cơ bản được xử lý bằng phương pháp đốt với lò đốt chất thải công nghiệp.
Dự kiến, năm 2015 - 2020, con số này lần lượt là trên 70 tấn/ngày và trên 93 tấn/ngày. Nếu khối lượng rác khổng lồ đó không được xử lý đúng chuẩn, đó sẽ là ẩn họa khó lường cho cuộc sống của người dân.
Hiện công nghệ đốt đang được một số bệnh viện áp dụng để xử lý loại rác thải nguy hại nhưng chỉ là các lò nhỏ, chưa có hệ thống xử lý khí thải nguy hại. Vấn đề triển khai công nghệ phù hợp với Việt Nam nhằm giải quyết thách thức về rác thải đang là mối quan tâm của Chính phủ và nhiều doanh nghiệp.
(Dantri)