Märta Lewander, TS Vật lý nguyên tử tại Đại học Lund, Thụy Điển cho rằng đây sẽ là phương pháp “không phá hủy” đầu tiên, nghĩa là có thể thu thập các số đo bên trong bao bì đóng kín và thành phần của khí bảo vệ được kiểm tra thường xuyên. Phương pháp mới sẽ cho phép kiểm tra khối lượng lớn sản phẩm.
Hiện nay, các đợt kiểm tra ngẫu nhiên được tiến hành trên các mẫu đơn lẻ mà các sản phẩm bị hỏng có nguy cơ chảy ra ngoài.
Phương pháp mới có thể được dùng để kiểm tra và cải thiện mức độ kín hơn của bao bì. Hai năm tới, phương pháp này có thể được áp dụng để kiểm soát chất lượng các sản phẩm bao gói. Trong tương lai, các cửa hàng cũng sẽ kiểm tra được thời hạn sử dụng của hàng hóa.
Cơ chế hoạt động của công nghệ:
Môi trường bảo vệ bao quanh thực phẩm trong bao bì thường gồm có CO2 hoặc nitơ và chứa ít hoặc không có ôxy. Ôxy gây ra tình trạng ôxy hóa, dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn và gây thối rữa. Bằng cách chiếu chùm tia la de vào trong bao bì và nghiên cứu ánh sáng tác động trở lại thì có thể đánh giá sự phù hợp của thành phần của khí. Chùm la de đo hàm lượng oxy.
Lade kết nối với một thiết bị cầm tay. Thiết bị phát hiện này đo ánh sáng chiếu từ bao bì ra và chuyển tín hiệu đến máy tính. Công nghệ mới dựa vào kỹ thuật đo thành phần khí của các mẫu có chứa hốc (cavity).
Sản phẩm mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào mùa Thu năm nay.
(Theo NASATI 10/2011)