Vật liệu thông minh mới ứng dụng trong kỹ thuật chiếu xạ mô tế bào

Các nhà khoa học đã công bố về sự phát triển và thử nghiệm bước đầu thành công loại vật liệu “thông minh” thiết thực đầu tiên có thể tạo ra phần kết nối bị thiếu trong nỗ lực sử dụng một dạng ánh sáng có khả năng xuyên sâu 4 inch vào cơ thể trong y học. Báo cáo về loại nhựa mới hay còn gọi là vật liệu tương tự nhựa, có tiềm năng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh và kỹ thuật mô tế bào mới trong phòng thí nghiệm được công bố trên tạp chí Macromolecule của Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ.
Vật liệu thông minh mới ứng dụng trong kỹ thuật chiếu xạ mô tế bào

 

 Adah Almutariri và các cộng sự cho biết, tia hồng ngoại gần (NIR, mắt thường không thể nhìn thấy) xuyên qua da và vào sâu 4 inch trong cơ thể người, có khả năng chẩn đoán và chữa bệnh rất tốt. Năng lượng thấp của tia hồng ngoại gần không làm tổn thương tới mô tế bào của người khi nó đi qua. Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật đó, cần phải có các vật liệu phản ứng hiệu quả với tia hồng ngoại gần năng lượng thấp. Chẳng hạn, một loại nhựa bị phân hủy khi chiếu NIR vào sẽ được lấp đầy bằng thuốc chống ung thư. Hỗn hợp này được tiêm vào khối u và sẽ giải phóng ra thuốc khi chiếu NIR vào. Các vật liệu thông minh phản ứng với NIR hiện tại yêu cầu tia NIR năng lượng cao sẽ làm tổn thương tế bào và mô. Vì vậy, nhóm bắt đầu nghiên cứu để phát triển một loại nhựa thông mình, phản ứng với tia sáng NIR năng lượng thấp.

 Khi NIR năng lượng thấp chiếu vào, vật liệu mới sẽ vỡ ra thành các mảnh nhỏ, không gây hại cho mô tế bào xung quanh. Chẳng hạn, các nhà khoa học đã hình dung ra việc đặt loại nhựa mới này vào một khối hydrogen dùng để cấy ghép. Khối hydrogen này là một loại dung dịch có chứa vật liệu linh hoạt được sử dụng cho kỹ thuật mô tế bào và đưa thuốc vào cơ thể. Khối hydrogen có chứa loại nhựa mới sẽ có thể giải phóng ra thuốc hay lấy hình ảnh của các tác nhân khi NIR chiếu vào. Đây là ví dụ đầu tiên về khả năng của vật liệu nhựa mới có thể tháo rỡ thành các phân tử nhỏ trong phản ứng ở mức nồng độ hồng ngoại vô hại.

(Theo NASATI - 11/2011)


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây