Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại Hội thảo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới Vừa qua, tại Hội trường Sở Xây dựng, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mục đích Hội thảo đánh giá đúng thực trang, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tham dự Hội thảo có bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Dương Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng các tỉnh phía bắc và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Sau 3 năm triển khai thực hiện việc lập, duyệt, quản lý quy hoạch nông thôn mới. Trên 60% xã đã hoàn thành quy hoạch chung, nhiều địa phương đạt tỷ lệ cao như: Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Cạn... Tuy nhiên, trong thực tế nhiều địa phương (đặc biệt là cấp xã) còn lúng túng trong quá trình triển khai từ nội dung đến quá trình triển khai thực hiện. Một số địa phương triển khai mạnh nhưng chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế do các điều kiện quy hoạch còn chưa đồng bộ (quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất...)
Tại Hải Dương, Công tác Quy hoạch đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và quản lý quy hoạch, do đó công tác quy hoạch xây dựng đã đạt được những kết qủa khả quan như: nhiều xã được quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã xây dựng đạt yêu cầu về sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hệ thống kinh tế-xã hội, môi trường; quy hoạch phát triển mới và chỉnh trang các khu dân cư. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc kiên cố hoá kênh mương nội đồng, hoàn thành dồn điền, đổi thửa, các cơ sở hạ tấng điện, đường, trường trạm được nâng cấp...Xây dựng làng, xã văn minh, sach đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ, cộng đồng dân cư phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao...Dự kiến đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.
Bên cạnh một số kết quả tích cực, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hải Dương vẫn gặp một số khó khăn, bất cập như: Công tác quy hoạch xây dựng còn chậm, chất lượng quy hoạch thấp, ngay cả những xã đã có quy hoạch thì chất lượng quy hoạch còn thấp, sớm bị lạc hậu; Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và người dân về việc lập và thực hiện quy hoạch vẫn nặng tính bảo thủ, thiếu tầm nhìn; thiếu sự kết hợp hài hoà giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch trung tâm, hạ tầng kinh tế-xã hội, khu sản xuất tập trung, khu thương mại, dịch vụ...
Để quy hoạch nông thôn mới đạt chất lượng, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng cần phải có các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đi vào chiều sâu đến từng địa phương, gia đình; Hoàn thành trước một bước quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả vùng-huyện và đặc điểm của địa phương làm cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Rà soát kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu toàn quốc một cách thực tế (điều chỉnh thời hạn hoàn thành đối với các loại hình xã, tỉnh khác nhau). Không chạy theo thành tích hoàn thành (những đơn vị hoàn thành cũng cần rà soát, điều chỉnh đảm bảo chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch)...
Sau 3 năm triển khai thực hiện việc lập, duyệt, quản lý quy hoạch nông thôn mới. Trên 60% xã đã hoàn thành quy hoạch chung, nhiều địa phương đạt tỷ lệ cao như: Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Cạn... Tuy nhiên, trong thực tế nhiều địa phương (đặc biệt là cấp xã) còn lúng túng trong quá trình triển khai từ nội dung đến quá trình triển khai thực hiện. Một số địa phương triển khai mạnh nhưng chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế do các điều kiện quy hoạch còn chưa đồng bộ (quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất...)
Tại Hải Dương, Công tác Quy hoạch đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và quản lý quy hoạch, do đó công tác quy hoạch xây dựng đã đạt được những kết qủa khả quan như: nhiều xã được quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã xây dựng đạt yêu cầu về sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hệ thống kinh tế-xã hội, môi trường; quy hoạch phát triển mới và chỉnh trang các khu dân cư. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc kiên cố hoá kênh mương nội đồng, hoàn thành dồn điền, đổi thửa, các cơ sở hạ tấng điện, đường, trường trạm được nâng cấp...Xây dựng làng, xã văn minh, sach đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ, cộng đồng dân cư phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao...Dự kiến đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã.
Bên cạnh một số kết quả tích cực, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hải Dương vẫn gặp một số khó khăn, bất cập như: Công tác quy hoạch xây dựng còn chậm, chất lượng quy hoạch thấp, ngay cả những xã đã có quy hoạch thì chất lượng quy hoạch còn thấp, sớm bị lạc hậu; Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và người dân về việc lập và thực hiện quy hoạch vẫn nặng tính bảo thủ, thiếu tầm nhìn; thiếu sự kết hợp hài hoà giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch trung tâm, hạ tầng kinh tế-xã hội, khu sản xuất tập trung, khu thương mại, dịch vụ...
Để quy hoạch nông thôn mới đạt chất lượng, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng cần phải có các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đi vào chiều sâu đến từng địa phương, gia đình; Hoàn thành trước một bước quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả vùng-huyện và đặc điểm của địa phương làm cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Rà soát kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu toàn quốc một cách thực tế (điều chỉnh thời hạn hoàn thành đối với các loại hình xã, tỉnh khác nhau). Không chạy theo thành tích hoàn thành (những đơn vị hoàn thành cũng cần rà soát, điều chỉnh đảm bảo chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch)...
Hoà Thuận