Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ 2015-10-29 09:18:18

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

Tên Báo cáo KQNC*: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi đơn tính đực được tạo ra bằng công nghệ lai xa quy mô nông hộ tại tỉnh Hải Dương”.

Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ           ¨ Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở

Mã số đề tài (nếu có): NN.08.TTKN.11

Thời gian thực hiện:      2011

Cơ quan thực hiện:

Cơ quan chủ trì đề tài*:  Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền bắc- Viên nghiên cứu nuoi trồng thủy sản I

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Lê Ngọc Khánh        Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nữ

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:                         Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên:  Phạm Khắc Trường        Học hàm, học vị:                                Giới tính:  Nam

Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Ngọc    Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Đỗ Tiến Hòa                    Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nam

Họ và tên: Nguyễn Trọng Đằng       Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nam

Hình thức đánh giá:        ¨Nghiệm thu                  ¨Tổng kết

Đánh giá xếp loại:      ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:       58 trang                        Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

Xây dựng mô hình nuôi thâm canh (18-20 tấn/ha) và bán thâm canh (10-12 tấn/ha) cá rô phi đơn tính đực được tạo ra bằng công nghệ lai xa, với điều kiện của tỉnh Hải Dương.

2-      Kết quả:

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Khảo sát đánh giá cơ cấu dòng, loài cá rô phị hiện đang được nuôi ở hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc

Tiến hành khảo sát các vùng nuôi cá rô phi trọng điểm của 2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc, thông qua phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nuôi cá rô phi thương phẩm và 6 hộ là đầu mối buôn bán cá giống, các cơ sở tư nhân, trại sản xuất cá rô phi đơn tính trên địa bàn hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc để đánh giá:

+ Cơ cấu dòng, loài cá rô phi đang được nuôi

+ Hiệu quả kinh tế của các dòng cá rô phi

+ Tình hình dịch bệnh của các dòng cá rô phi

- Đối với mô hình nuôi bán thâm canh:

+  Những hộ được chọn để triển khai mô hình là hộ đã có kinh nghiệm nuôi thủy sản.

+  Có diện tích ao từ 1000 m2 đến 5000 m2, ao phải thông thoáng, có độ sâu trên 1,2 m  và có khả năng cấp thoát nước khi cần thiết.

- Đối với mô hình nuôi cá rô phi thâm canh:

+ Những hộ được chọn để triển khai mô hình là những hộ đã có kinh nghiệm nuôi cá rô phi, có đủ năng lực về tài chính.

+ Có diện tích ao từ 1500m2 đến 5000 m2, ao phải thoáng, có khả năng cấp thoát nước, ao phải có độ sâu trên 1,5 m

Xây dựng mô hình nuôi bán thâm canh cá rô phi lai xa đơn tính đực

- Quy mô nuôi: Tổng diện tích nuôi là 20.000m2 (2 ha)

- Địa điểm nuôi: Triển khai tại 3 nhóm hộ ở các xã Hưng Đạo của huyện Tứ Kỳ, các xã Đoàn Thượng, Gia Lương của huyện Gia Lộc.

- Mật độ nuôi, cỡ cá thả:

+ Mật độ nuôi: 3 con/m2

+ Kích cỡ cá thả: 350 con/kg

- Ao nuôi :

+ Diện tích ao: 0,1-0,5 ha

+ Độ sâu nước: ≥ 1,2m.

+ Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, cấp thoát nước thuận tiện.

+ Cải tạo ao trước khi nuôi: tát cạn, bắt cá tạp, dùng vôi tẩy ao, diệt trừ tạp liều lượng 8-10kg/m2. Phơi ao tối thiểu 2 ngày trước khi cấp nước.

+ Cấp nước trước khi thả cá từ 1 đến 2 ngày, nước phải được qua lọc lưới cẩn thận, tránh cá tạp vào trong ao. Lượng nước cấp khi thả cá giống từ 0,6-0,8m. Sau đó cấp từ từ đến khi đạt độ sâu cho phép. 

- Chế độ chăm sóc: ngày cho ăn 1-2 lần, tùy theo thời kỳ. Thời điểm cho ăn là 7 giờ và 17 giờ hàng ngày. Tỷ lệ cho ăn theo giai đoạn phát triển và kích cỡ của cá. Thức ăn là cám công nghiệp có độ đạm ≥ 26%.

- Quản lý môi trường ao nuôi: định kỳ hàng tháng sử dụng Zeoline kết hợp chế phẩm sinh học nhằm duy trì chất lượng môi trường ao nuôi.

- Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi: DO, pH, NO2 và NO3 bằng test kit.

+ Theo dõi oxy hòa tan: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào các thời điểm 5 giờ và 14 giờ trong ngày.

+ Theo dõi pH: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào các thời điểm 5 giờ và 14 giờ trong ngày.

+ Theo dõi NO2 và NO3: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào thời điểm 14 giờ trong ngày.

Xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá rô phi lai xa đơn tính đực

-  Quy mô: Tổng diện tích nuôi là 10.000m2 (1 ha)

-  Địa điểm nuôi: Triển khai tại 2 hộ ở các xã Hưng Đạo của huyện Tứ Kỳ, xã Gia Lương của huyện Gia Lộc

- Mật độ nuôi, cỡ cá thả:

+ Mật độ nuôi: 6 con/m2

+ Kích cỡ cá thả: 350 con/kg

- Ao nuôi :

+ Diện tích ao: 0,15- 0,5 ha

+ Độ sâu nước: ≥ 1,5m.

+ Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, cấp thoát nước thuận tiện.

+ Cải tạo ao trước khi nuôi: tát cạn, bắt cá tạp, dùng vôi tẩy ao, diệt trừ tạp liều lượng 8-10kg/m2. Phơi ao tối thiểu 2 ngày trước khi cấp nước.

+ Cấp nước trước khi thả cá từ 1 đến 2 ngày, nước phải được qua lọc lưới cẩn thận, tránh cá tạp vào trong ao. Lượng nước cấp khi thả cá giống từ 0,6-0,8m. Sau đó cấp từ từ đến khi đạt độ sâu cho phép. 

- Chế độ chăm sóc: ngày cho ăn 1-2 lần, tùy theo thời kỳ. Tỷ lệ cho ăn theo giai đoạn phát triển và kích cỡ của cá. Thức ăn là cám công nghiệp có độ đạm ≥ 26%.

- Quản lý môi trường ao nuôi: định kỳ hàng tháng sử dụng Zeoline kết hợp chế phẩm sinh học nhằm duy trì chất lượng môi trường ao nuôi.

- Theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi: DO, pH, NO2 và NO3 bằng test kit.

+ Theo dõi oxy hòa tan: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào các thời điểm 5 giờ và 14 giờ trong ngày.

+ Theo dõi pH: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào các thời điểm 5 giờ và 14 giờ trong ngày.

+ Theo dõi NO2 và NO3: định kỳ theo dõi 1 tuần/lần vào thời điểm 14 giờ trong ngày.

- Đặt máy phun nước và thay nước bắt đầu ở tháng thứ 2 của chu kỳ nuôi.

Trong quá trình khảo sát, phỏng vấn các hộ nuôi cá rô phi thương phẩm và các hộ là đầu mối buôn bán cá giống, các cơ sở tư nhân, trại sản xuất cá rô phi dơn tính đề tài nhận thấy :

- Cơ cấu dòng loài cá rô phi đang được nuôi: chủ yếu là cá rô phi đơn tính thuộc dòng GIFT (thực chất là cá rô phi NOVIT 4). Các hộ được điều tra, cả 20 hộ được phỏng vấn cũng đã từng nuôi thử cá rô phi của Trung Quốc, Đài Loan (siêu tốc, sô đan, đường nghiệp). Theo các hộ kinh doanh thì phần lớn là kinh doanh dòng rô phi đơn tính GIFT, bởi giá thành rẻ, mua tại các cơ sở có uy tín. Chỉ duy nhất 1 hộ kinh doanh là kinh doanh cả dòng rô phi đơn tính GIFT và các dòng rô phi nhập. Hàng năm có một lượng đáng kể (ước tính khoảng chục triệu con) cá rô phi giống được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan vào Hải Dương thông qua các cơ sở sản xuất giống tư nhân (không được kiểm chứng, đây chỉ là ý kiến phát biểu 1 chiều của các thương lái). Theo giới thiệu thì đó là cá rô phi đơn tính đực được sản xuất theo phương pháp lai xa, tuy nhiên không có bất cứ kiểm tra, đánh giá chất lượng đáng tin cậy của các cơ quan chức năng về tỷ lệ cá đực của các đàn cá rô phi giống nhập nội. Hiện nay, nhận xét của người nuôi cá về chất lượng nguồn cá rô phi giống này là rất trái ngược nhau.

- Hiệu quả kinh tế của các dòng cá rô phi: quá trình điều tra được biết, phần lớn các hộ nuôi khi được hỏi vẫn sử dụng chủ yếu là cá rô rô phi đơn tính dòng GIFT do chúng được mua tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín (như Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, các cơ sở sản xuất giống của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1,…), cá có chất lượng đảm bảo tỷ lệ sống cũng như hiệu quả kinh tế là cao và ổn định. Một số dòng loài cá khác cũng được bà con nuôi như cá siêu tốc, sô đan, đường nghiệp. Theo đánh giá của các hộ nuôi thì có những lứa được và những lứa không được, thiếu ổn định. Do đó hiệu quả kinh tế của các dòng cá này là không rõ ràng.

- Cá rô phi có khả năng chịu đựng tốt trong các điều kiện môi trường không thuận lợi so với nhiều loài nuôi thủy sản khác. Mặc dù đã từng được coi là đối tượng ít bị bệnh, nhưng khoảng 2- 3 năm gần đây vào mùa nắng nóng (khoảng tháng 7-8), hiện tượng cá thương phẩm chết hàng loạt, không rõ nguyên nhân. Theo các nhà khoa học thì đó là hiện tượng cá bị nhiễm khuẩn Streptococcus sp, dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress) như nhiệt độ nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc cá bị nuôi với mật độ cao trong thời gian dài.Một số bệnh thường gặp khác ở cá rô phi ở các giai đoạn nuôi khác nhau, chẳng hạn như bệnh xuất huyết, viêm ruột, bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, bệnh sán lá đơn chủ và bệnh rận cá.

Thường khi xuất hiện bệnh thì khả năng chữa trị phần lớn là kém hiệu quả. Việc chăm sóc và quản lý môi trường trong quá trình nuôi là rất quan trọng. Xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường ao nuôi cũng như các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đã được bà con chú trọng hơn. Bước đầu đã làm giảm được thiệt hại đáng kể khi có dịch bệnh bùng phát.

Nhận xét chung về mô hình nuôi bán thâm canh cá rô phi lai xa:

- Đánh giá về môi trường ao nuôi, cơ bản các ao nuôi đều ở dưới mức độ cho phép.

- Nhận thấy ở 2 hộ ông Cam và ông Tuệ thời gian thu cá đề muộn hơn so với ông Khoe: lý do là sau khi nhận cá giống về, hộ ông Khoe đã tiến hành thả luôn vào ao đạt đủ kích cỡ để nuôi thẳng lên cá thương phẩm, trong khi tại 2 hộ ông Cam và ông Tuệ, thì cá lại tiếp tục thả nuôi vào ao cá giống lớn, đến tháng thứ 2 các hộ này mới thả vào ao để nuôi lên thương phẩm. Thêm nữa trong suốt quá trình nuôi hộ nhà ông Khoe đều sử dụng cám cao đạm (32%), do vậy về tốc độ tăng trưởng cá thương phẩm của hộ ông Khoe là tốt hơn cả.

- Không có sự sai khác về tỷ lệ sống của cá rô phi tại cả 3 hộ nuôi. So với các dòng cá rô phi khác hiện được nuôi trên thị trường thì tỷ lệ sống của cá rô phi lai xa là đạt kết quả tốt hơn hẳn. Nguyên nhân tỷ lệ sống cao có thể là do quá trình vận chuyển và thả cá ban đầu các hộ đều làm rất tốt. Thường thì sau thời gian thả cá giống ban đầu sẽ xuất hiện hiện tượng cá giống chết do xây sát trong quá trình đánh bắt và thả cá ban đầu.

- Nuôi ghép cá chép với cá rô phi đơn tính mang lại hiệu quả kinh tế hơn cả. Tỷ lệ ghép cho phép 0,1-0,3 con/m2.

- Hệ số chuyển đổi thức ăn đều ở trong và dưới mức cho phép.

- Thời điểm vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 là thời điểm nắng nóng, khả năng dịch bệnh bùng nổ, các hộ đều đã thực hiện tốt việc xử lý môi trường, chế độ chăm sóc cá được đảm bảo, giảm lượng thức ăn cung cấp xuống cho cá.

- Tại các hộ nuôi cá đều cho sản lượng năng suất cao, giá cá thương phẩm giai đoạn đó lại cao nên đã đem lại hiệu quả kinh tế là khá cao so với cùng kỳ hàng năm.

Từ những kết quả ban đầu đạt được nêu trên, chúng tôi đưa ra quy trình nuôi bán thâm canh cá rô phi lai xa áp dụng trong điều kiện tại Hải Dương như sau:

 Quy trình nuôi bán thâm canh cá rô phi lai xa trong điều kiện tại Hải Dương

- Yêu cầu về ao nuôi

Chọn, cải tạo và xây dựng ao nuôi cá rô phi phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Ao được sử dụng để nuôi cá phải thuận tiện cho việc cấp thoát nước, nước cấp cho ao nuôi không được ô nhiếm.

- Môi trường nước ngọt.

- Bờ ao chắc chắn, không hiện tượng rò rỉ.

- Chất đáy phù hợp không bị chua quá (phèn), độ kiềm chất đáy nên trong khoảng 6,5-8,5 là phù hợp.

Nhận xét chung về mô hình nuôi thâm canh cá rô phi lai xa:

- Đánh giá về môi trường ao nuôi, cơ bản các ao nuôi đều ở dưới mức độ cho phép.

- Nhận thấy ở cả 2 hộ nhà ông Khoe và ông Bắc cá đều tăng trưởng tốt, nuôi rô phi kết hợp nuôi cá chép là phù hợp và đêm lại hiệu quả kinh tế.

- Tỷ lệ sống ở cả 2 hộ đều đạt khá cao và không có sự sai khác ở cả mô hình bán thâm canh và thâm canh.

- Thời điểm cuối vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 là thời điểm nắng nóng, khả năng dịch bệnh bùng nổ, nhất là đối với mô hình nuôi thâm canh, nguy cơ bệnh dịch rất dễ xảy ra, các hộ đã tiến hành xử lý môi trường tốt, giảm lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ kéo dài khoảng thời gian nuôi.

- Nhìn chung hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình nuôi thương phẩm ở cả 2 hộ nhà ông Khoe và ông Bắc là tương đương.

Quy trình nuôi thâm canh cá rô phi lai xa trong điều kiện tại Hải Dương

Yêu cầu về ao nuôi

Chọn, cải tạo và xây dựng ao nuôi cá rô phi phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Ao được sử dụng để nuôi cá phải thuận tiện cho việc cấp thoát nước, nước cấp cho ao nuôi không được ô nhiễm.

- Môi trường nuôi nước ngọt.

- Bờ ao chắc chắn, không hiện tượng rò rỉ.

- Chất đáy phù hợp không bị chua quá (phèn), độ kiềm chất đáy nên trong khoảng 6,5-8,5 là phù hợp.

- Thực hiện khảo sát đánh giá cơ cấu dòng, loài cá rô phị hiện đang được nuôi ở hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc: cho thấy các dòng cá rô phi được nuôi chủ yếu hiện nay là cá rô phi đơn tính dòng GIFT, và một phần dòng cá rô phi đường nghiệp.

- Đã xây dựng được: 3 mô hình nuôi bán thâm canh cá rô phi lai xa đơn tính đực, quy mô 20.000m2, số lượng cá giống thả 60.000 con, tại 3 hộ và nhóm hộ gia đình của xã Đoàn Thượng, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc và xã Hưng Đạo, huyện tứ Kỳ; 2 mô hình nuôi thâm canh cá rô phi lai xa đơn tính đực, quy mô 10.000m2, số lượng cá giống thả 60.000 con, tại 2 hộ của xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ và xã Gia Lương, huyện Gia Lộc. Kết quả nuôi ở cả 2 mô hình đếu đạt chỉ tiêu đề ra, kích cỡ cá thương phẩm trung bình 500g và 600g/con. Năng suất đều đạt trên 12 tấn/ha, đối với mô hình nuôi bán thâm canh và đạt trên 20 tấn/ha đối với mô hình nuôi thâm canh. Hệ số chuyển đổi thức ăn đều trong mức cho phép. Hiệu quả kinh tế đối với mô hình nuôi bán thâm canh khoảng 100 -120 triệu đồng/ha và 200-230 triệu đồng/ha đối với mô hình nuôi thâm canh. Hoàn thiện 2 quy trình nuôi bán thâm canh và thâm canh trong điều kiện của tỉnh Hải Dương.

- Nhìn chung, ở cả 2 mô hình nuôi thương phẩm bán thâm canh và thâm canh cá rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng phương pháp lai xa đều cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, việc nuôi thương phẩm mô hình thâm canh với mật độ cao sẽ không tránh khỏi những nguy cơ rủi ro xẩy ra: dịch bệnh bùng phát do mật độ nuôi cao. Chi phí đầu tư lớn. Do vậy người nuôi nên cân nhắc trước khi chọn hình thức nuôi phù hợp cho điều kiện của mỗi hộ.

- Cá giống đơn tính đực được sản xuất bằng phương pháp lai xa tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc là đảm bảo chất lượng.

Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Tạicác xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ ; Gia Lương, Gia Lộc.

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Chiếc máy mỗi giờ trồng được 5ha sắn (31/07/2024)

Thử nghiệm hệ thống phối trộn, đồng nhất vật liệu rời (30/07/2024)

Kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản Bánh Gai Ninh Giang (26/03/2023)

Mạng và các hệ thống thông minh - ICISN 2023 (22/03/2023)

Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã phát minh lại bánh xe ô tô theo đúng nghĩa đen. Họ phát triển một loại bánh xe mới giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng lốp cao su gây ô nhiễm. (25/10/2021)

Công cụ mới trong hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (15/03/2021)

Lưu ý khi dùng đèn sưởi nhà tắm (22/01/2021)

Khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (07/05/2019)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (11/01/2016)

Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xử lý rơm, rạ thành phân bón.. (06/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/01/2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu... (05/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

“Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển một số giống chè mới thay thế diện tích vải, chè cũ kém hiệu quả trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác của Hội LHPN tỉnh (28/10/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.