Thông tin các Dự án - Đề tài KHCN 2016-12-15 08:29:52

1- Mục tiêu: - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn một số nội dung cơ bản của việc xây dựng xã hội học tập, ở tỉnh Hải Dương.

- Xây dựng mô hình xã hội học tập ở một số địa bàn đại diện cho tỉnh làm cơ sở để triển khai áp dụng rộng.

- Đề xuất giải pháp xây dựng XHHT trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

2- Kết quả:

1. Đã khái quát hoá được cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng XHHT trong và ngoài nước, tạo tiền đề thuận lợi cho mọi người khi tham gia nghiên cứu và triển khai đề tài có được một biểu tượng chung giống như sự phác thảo toàn cảnh của một bức tranh về XHHT, trên cơ sở đó người ta có thể đi sâu vào nghiên cứu những phần cụ thể của bức tranh trên một địa bàn, trong một phạm vi nhất định.

2. Đã tổ chức điều tra, khảo sát thực tiễn tại 1 xã đồng bằng, 1 xã miền núi, 1 phường ở thành phố Hải Dương, 1 cơ quan nhà nước và 2 doanh nghiệp sản xuất (nhà nước và tư nhân). Đã thiết kế 5 mẫu phiếu điều tra thể hiện tính đặc thù của từng vùng, và tiến hành điều tra ở 668 người đại diện cho các vùng nói trên.

3. Đã lựa chọn và biên soạn được nội dung của 44 bài giảng chuyên đề đảm bảo chất lượng chuyên môn để giảng dạy ở các cơ sở thực nghiệm.

+ Các bài giảng được biên soạn theo một qui trình đảm bảo tính khao học, tính lí luận, tính thực tiễn, tính giáo dục và tính khả thi.

+ Tính đến cuối tháng 12/2009 các cơ sở thực nghiệm đã tổ chức giảng dạy xong 44 chuyên đề (với 50 lượt giảng) do 14 người giảng dạy và sự tham gia học tập trực tiếp tại lớp của 2212 lượt người thuộc các thành phần, vị trí xã hội, các cấp độ lứa tuổi khác nhau. Và 76 lần tổ chức đọc tài liệu bài giảng với hơn 5222 lượt người tham gia nghiên cứu, thảo luận trao đổi về nội dung các chuyên đề trên. Tổng cộng tất cả có 7434 lượt người tham dự trục tiếp và gián tiếp nội dung 44 bài giảng chuyên đề của Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai.

+ Sau khi nghe bài giảng, các học viên tham dự lớp học đều nghiệm túc viết phiếu thu hoạch đánh giá chất lượng bài giảng về nội dung kiến thức, về phương pháp truyền đạt của giảng viên và tác dụng của bài giảng đối với học viên. Ban chủ nhiệm đề tài đã thu được 2212 phiếu thu hoạch các bài giảng của học viên tham gia các lớp học.

Nhìn chung, qua đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng XHHT ở cơ sở và qua các phiếu đánh giá của học viên, qua tiếp xúc với một số quần chúng nhân dân, qua điều tra thực nghiệm , mọi người đều thấy nội dung các chuyên đề là thiết thực, phù hợp và có lợi ích cho học viên.

4. Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực nghiệm tổ chức, chỉ đạo thành công các hoạt động trong quá trình tiến hành thực nghiệm.

Thực hiện kế hoạch của Ban chủ nhiệm, các đơn vị thực nghiệm đã hoàn thành tốt những công việc như:

+ Thành lập Ban quản lí các lớp học chuyên đề.

+ Xây dựng nội học tập của các lớp học.

+ Quản lí chặt chẽ các học viên tham gia các lớp học.

+ Tổ chức phát thanh nội bộ những nội dung cơ bản của các bài giảng và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về chủ trương xây dựng XHHT của Đảng và Nhà nước.

+ Tổ chức cá buổi nghe đọc nội dung bài giảng và trao đổi thảo luận ở các thôn trng xã, do các chi hội đoàn thể chủ trì.

+ Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng kịp thời phản ánh và làm công văn báo cáo với Ban chủ nhiệm đề tài, Sở Khoa học  và Công nghệ xin điều chỉnh và bổ sung những chuyên đề cho phù hợp thực tế.

5. Dựa vào các tư liệu thưc tế đã thu thập trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng được 5 mô hình giả định về XHHT đại diện cho các vùng miền trong tỉnh với việc xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp, sau đó đã tổ chức thưc nghiệm thông qua việc giảng dạy các chuyên đề và triển khai các hoạt động có liên quan đến việc xây dựng mô hình XHHT.

Kết quả thực tiễn cho thấy, qua hai năm thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được 3 mô hình XHHT và 2 tiền đề để xây dựng mô hình XHHT trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

6. Để đánh giá được kết quả của quá trình thực nghiệm xây dựng các mô hình, Ban chủ nhiệm đã xây dựng được một bảng các tiêu chí đánh giá thể hiện tính toàn diện về nhận thức và hành động của các cơ sở tham gia thực nghiệm.

- Từ nội dung bảng tiêu chí trên, Ban chủ nhiệm đã xây dựng được 5 mẫu phiếu điều tra kết quả thực nghiệm mang tính chất cụ thể, thể hiện tính đặc thù của từng mô hình, sau đó đã tổ chức điều tra mỗi cơ sở 30 người đại diện cho các thành phần đã tham gia quá trình thực nghiệm.

7. Tổ chức tổng kết quá trình thực nghiệm:

+ Nhằm đảm bảo tính dân chủ và công khai kết quả nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành tỏng kết các mô hình XHHT ở các cơ sở thực nghiệm có điều kiện để báo cáo kết quả 2 năm hoạt động của từng tiểu ban, đồng thời lấy ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự, trên cơ sở đó trưởng tiểu ban sửa chữa, bổ sung hoàn thiện báo cáo mô hình XHHT của đơn vị mình.

+ Các hoạt động của đề tài trong hai năm thực nghiệm tại các cơ sở đều đã được động đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân khẳng định có tác dụng tốt, đóng góp tích cực cho sự phát triển knh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.\

+ Từ thực tiễn quá trình nghiên cứu trong hai năm 2008-2009, Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất với tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh mục tiêu và 4 nhóm giải pháp để xây dựng XHHT trong giai đoạn 2010-2015 khi kết quả của đề tài này được nghiệm thu và triển khai ra diện rộng trong toàn tỉnh.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

 Kết quả các mô hình XHHT mà đề tài xây dựng sẽ được Hội Khuyến học tỉnh tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo áp dụng rộng trong tỉnh. Các bài giảng chuyên đề được thực hiện tại các cơ sở thực nghiệm trong 2 năm qua đã góp phần tạo ra khí thế thi đua học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời của đông đảo các thành viên trong các cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực” tại các cơ sở thực nghiệm.

- Thông qua quá trình thực hiện các nội dung của đề tài, năng lực quản lý và nghiên cứu khoa học của các thành viên trong Ban chủ nhiệm đề tài, đặc biệt là các cộng tác viên ở các cơ sở thực nghiệm đã được nâng lên một bước đáng kể. Sự nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học nó chung, về việc xây dựng xã hội học tập nói riêng ngày càng sâu sắc hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn.

- Đề tài được ứng dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Văn Bảo - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hải Dương   

Thời gian thực hiện: 2008 - 2009

 

Tin khác

Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương (03/11/2017)

Xây dựng mô hình thâm canh và chế biến các giống chè chất lượng caon để khôi phục thương hiệu chè Thanh Mai tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình thử giống khoai lang chất lượng cao HT2, HT3 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống hoa cẩm chướng Đài Loan nhập nội và nhân rộng mô hình trồng hoa đồng tiền trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi và đề xuất biện pháp phòng trừ tại Hải Dương (02/11/2017)

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây dưa hấu trồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống lạc LĐN-02 ở một số vùng sinh thái của tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Đánh giá tác động của các loại phân bón NEB 26, ALATCA E2001, CANXI-NTTRAT, VEDAGRO, muối sunphat kẽm đến cây trồng và môi trường đất tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. (05/10/2017)

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King80 mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Tiếp thu công nghệ sản xuất giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn giống láu ngắn ngày PC6 và P6ĐB tại môt số tiểu vùng sinh thái của tỉnh phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình trình diễn giống ổi trắng số 1 tại địa bàn Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) bán thâm canh tại Hải Dương (05/09/2017)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.