Sở hữu trí tuệ -0001-11-30 07:06:30

Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về Chỉ dẫn địa lý giữa Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) và Cục Công nghiệp thực phẩm (Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản), ngày 2/6, được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho nông sản hai nước tiếp cận thị trường của nhau.  

Tính đến ngày 31/5, Việt Nam đã bảo hộ cho 55 chỉ dẫn địa lý (CDĐL), trong đó có 49 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có CDĐL nào được bảo hộ tại Nhật Bản, cũng như chưa có CDĐL nào của Nhật Bản được bảo hộ tại Việt Nam.

Trong số 49 CDĐL được bảo hộ, có 22 CDĐL là sản phẩm quả. Trong số những sản phẩm quả đã được bảo hộ CDĐL có rất nhiều sản phẩm tiềm năng, đã và đang xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản như Xoài Cát Hòa Lộc, Thanh Long Bình Thuận, Vú Sữa Lò Rèn…

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng đối với nông sản của Việt Nam bởi chúng ta có 3 yếu tố hội tụ gồm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật được triển khai đồng bộ từ năm 2010 đến nay trong đó điểm quan trọng của Hiệp định này là giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật Bản; sự ưa chuộng nông sản nhiệt đới của thị trường Nhật  Bản; nhu cầu nhập khẩu nông sản của Nhật Bản gia tăng do tỷ lệ nông nghiệp ngày càng nhỏ đi trong cơ cấu GDP của quốc gia này.

Với những cơ hội như vậy, việc hợp tác với Nhật Bản trong việc thúc đẩy bảo hộ lẫn nhau về CDĐL đóng vai trò quan trọng để các sản phẩm đặc sản có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam như hoa quả, thủy sản, qua đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng thương hiệu, kênh phân phối vào thị trường Nhật Bản.

Sự trao đổi và thúc đẩy về mặt kinh nghiệm, xây dựng thể chế sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn kĩ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến CDĐL, tạo sự thuận lợi để tiếp cận vào thị trường khó tính như Nhật Bản.

Theo baochinhphu.vn

Tin khác

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (23/01/2024)

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo (10/04/2023)

Gian lận để hưởng hỗ trợ chuyển giao công nghệ sẽ bị phạt ra sao? (08/03/2018)

Xây dựng, xuất bản tài liệu “Bảo hộ nhãn hiệu – Những điều cần biết” (25/12/2017)

Cần khai thác thế mạnh các sản phẩm đã được bảo hộ SHTT (09/11/2017)

HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NĂM 2017 (04/10/2017)

Hội thảo hoàn thiện Quy định gắn nhãn sản phẩm và thống nhất áp dụng Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau mang NHTT “rau an toàn Gia Lộc”. (28/09/2017)

Sở Khoa học và Công nghệ: Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (28/09/2017)

Đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và hoạt động KH&CN (24/09/2017)

Vi phạm sở hữu công nghiệp: Doanh nghiệp mong có mức phạt đủ sức răn đe (09/07/2017)

Sở Khoa học và Công nghệ: Tập huấn về sáng chế và khai thác thông tin sáng chế (27/06/2017)

Cơ hội phát triển mới cho sản phẩm gà Thanh Chương (15/06/2017)

Nghị định 43 về nhãn hàng hóa: Tháo gỡ cho doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng (06/06/2017)

LG Electronics kiện BLU vi phạm bằng sáng chế về công nghệ LTE (30/03/2017)

Nông dân trẻ chế tạo máy nông nghiệp 15 chức năng (20/03/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.