Những vấn đề chung (số 1,2 - 2020) -0001-11-30 07:06:30

Trong một buổi trò chuyện với ông Vũ Bảo Dương, nguyên Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương hiện còn lưu giữ thư gửi của Đại tướng giữ chức vụ Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Sau đây, Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương: Xin trích đoạn bức thư của Đại tướng: “Trong các Nghị quyết lớn của Đảng và Nhà nước ta, khoa học công nghệ được coi là một động lực thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội. Từ khi có Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ chính trị và chính sách khoa học và kỹ thuật, khoa học đã được kết hợp với sản xuất đời sống, có phần đóng góp nhất định vào sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, phải nói rằng, sự đóng góp ấy rất hạn chế; khoa học (cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội) còn xa mới trở thành động lực. Có thể nói, hiện nay, sự lãng phí lớn nhất là sự lãng phí về chất xám, về kiến thức khoa học và văn hóa hiện có trong đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật (kể cả anh chị em trí thức Việt Nam ở nước ngoài) cũng như trong nhân dân lao động của nước ta”.

Theo tinh thần mới của Đại hội Đảng lần thứ VI, cả nước tập trung xây dựng một hội thảo Nghị quyết về Khoa học và kỹ thuật để trình Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có tỉnh Hải Hưng  đóng góp ý kiến thông qua tổ chức Hội thảo khoa học kỹ thuật toàn tỉnh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp về dự chỉ đạo cuộc hội thảo. Xin trích đoạn trong lược ghi bài nói chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại cuộc Hội thảo ngày 19/9/1988: “Trong Hội nghị này và cả trong biên bản hội thảo của các ngành, các sở, các đồng chí gửi cho tôi, thì thấy ý kiển phát biểu về nông nghiệp nhiều hơn, nói về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu còn ít. Nếu đó là biểu hiện của sự quan tâm đầy đủ đến công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và xuất khẩu thì cần sớm khắc phục.

Vì như các đồng chí đã biết nếu chỉ nông nghiệp độc canh thì kinh tế không thể phát triển được. Hiện nay, theo chủ trương của Trung ương là đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, ở Hải Hưng không hẳn kinh tế tự cung tự cấp, nhưng kinh tế hàng hóa chậm phát triển, sản phẩm còn nghèo nàn, cách làm ăn còn đơn điệu, khép kín, thiếu năng động. Điều đó biểu hiện khá rõ trong hội nghị này là không thấy có đại biểu của các cơ sở Trung ương trên địa bàn như Nhà máy Sứ Hải Dương, Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…không thấy đại biểu của các tỉnh bạn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, không thấy đại biểu của một số Bộ, Viện và Trường đại học; chứng tỏ các đồng chí chưa có mối quan hệ làm ăn rộng rãi, nên trong chừng mực nhất định còn có sự chia cắt giữa tỉnh Hải Hưng với các địa phương khác, giữa kinh tế địa phương và kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn. Vấn đề này Hải Hưng và các cơ quan Trung ương cần xem xét”. Đại tướng còn nêu ra một số ý kiến then chốt:

Thứ nhất, Hải Hưng muốn làm tốt công tác khoa học kỹ thuật, muốn khoa học trở thành động lực để ổn định và phát triển kinh tế, thì trước hết phải căn cứ vào mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra, để xác định phương hướng và bước đi cho công tác khoa học và kỹ thuật. Cán bộ khoa học và kỹ thuật trong tỉnh phải nắm vững các mục tiêu đó để góp phần thực hiện.

Thứ hai, khoa học muốn trở thành động lực thì phải đổi mới tu duy, đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý. Đổi mới tư duy, nói vắn tắt là làm cho tất cả mọi người đều có nhận thức đúng đắn là trong thời kỳ cách mạng khoa học và kỹ thuật, người ta có thể làm thay đổi cả thế giới vật chất thì khoa học và giáo dục là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nói: “khoa học là động lực”. Khoa học bao gồm khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (ở đây chúng ta chú trọng khoa kinh tế, khoa quản lý, khoa giáo dục và đào tạo) khoa học là động lực vì nếu ta coi trọng phát huy nhân tố khoa học đúng hướng nó sẽ đưa nền kinh tế - xã hội của ta tiến lên. Nếu không nhận thức rõ điều này là một sai lầm lớn.

Thứ ba: “Thế mạnh nhất của chúng ta là con người, do đó chiến lược con người là chiến lược số 1, coi nhẹ chiến lược con người sẽ là một sai lầm lớn. Vấn đề này tôi đã phát biểu ở Trung ương và đã được Đại hội Đảng VI cũng đã nêu trong Nghị quyết. Tình hình đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận con người của chúng ta đang xuống cấp. Nhà cửa xuống cấp, cứ có tiền là tu bổ được, nhưng con người mà xuống cấp thì không đơn giản, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên đã xuống cấp, mất lòng tin thì không phải một lúc mà đưa lại lòng tin và sự thông minh sáng tạo cho họ được. Chúng ta không thể bỏ phí bao nhiêu nhân tài với những công phu đào tạo nên những con người ấy”.

Đặc biệt ở tỉnh Hải Hưng mỗi huyện phải chọn một trường phổ thông, trong đó thực hiện “vừa học vừa làm”, đưa vấn đề giáo dục nông nghiệp vào nhà trường, gắn cho mỗi trường 1 đến 2 sào ruộng, ở đó các thầy, cô giáo có thể hướng dẫn cho học sinh làm ruộng, làm giống, trồng táo và có thể làm các ngành nghề khác nữa. Chính việc gắn giữa nhà trường với xã hội, với ngành nghề của địa phương là những điều kiện để phát triển nhân tài. Về y tế, Hải Hưng cần khôi phục lại các vườn thuốc y học dân tộc để phổ cập chữa bệnh. Phải củng cố hệ thống y tế các cấp, thực hiện kết hợp đông tây y, làm cho Đông y và Tây y càng phát triển. Tỉnh Hải Hưng cần làm tốt công tác y tế để xứng đáng là quê hương của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.

Sau hộ nghị, hội thảo khoa học, kỹ thuật ngày 05/7/1988 tỉnh Hải Hưng, trong đó có Hải Dương ngày nay đã dấy lên phong trào nghiên cứu khoa học và kỹ thuật áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vào đời sống trên tất cả lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao… Đặc biệt là năng xuất nông nghiệp để được nâng lên rõ rệt. Cũng từ hội thảo này cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tỉnh Hải Hưng đã phát triển sâu rộng chưa từng có góp phần đáng kể việc thay đổi bộ mặt hạ tầng, cơ sở từ thành thị đến nông thôn. Con người hàng ngày đi qua sông lớn không phải qua đò ngang, đò dọc mà đi qua các cây cầu bê tông kiên cố. Tất cả con em người dân đều đến trường học hành và có nơi làm việc…

Bài của Nhà báo Quang Minh

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1+2 ra tháng 4+6/2020

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.