Khoa học và Công nghệ -0001-11-30 07:06:30

Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ (stroke) là một bệnh khá phổ biến hiện nay, không chỉ mang nguy cơ đến với người cao tuổi mà cả đối với những người còn trẻ.

TBMMN xuất phát từ bệnh như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, v.v…

Mỗi năm, ước tính toàn quốc có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết, số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao. Tổ chức y tế thế giới đã xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Trong đó bệnh nhân tử vong thường liên quan trực tiếp đến hiện tượng tăng áp lực nội sọ (ALNS) từ đó làm phù não và thoát vị não.

Việc điều trị tăng từ trước tới nay hoàn toàn dựa vào triệu chứng lâm sàng do đó không biết được chỉ số chính xác ALNS do vậy hiệu quả điều trị rất thấp, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Xuất phát từ vấn đề này bắt đầu từ năm 2013, bác sĩ Hoàng Quang Trung và cộng sự, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “Áp dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất ở bệnh nhân xuất huyết não tiên phát”.

Theo bác sĩ Trung kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất được tiến hành cẩn trọng, khoa học trên những bệnh nhân xuất huyết não nặng có thang điểm Glasgow ≤  9 điểm. Bệnh nhân được khoan một lỗ nhỏ ở xương sọ theo mốc giải phẫu hướng đi vào sừng trán não thất bên, sau đó đặt một Catheter vào sừng trước não thất bên và nối với hệ thống máy đo ALNS liên tục từ đó xác định chỉ số ALNS của bệnh nhân để điều trị tích cực.

Với kỹ thuật này qua gần 3 năm triển khai nghiên cứu nhóm bác sĩ đã giúp chẩn đoán chính xác cho các bệnh nhân xuất huyết não tránh ảnh hưởng làm phù não và thoát vị não đem lại nhiều cơ hội sống sót cho bệnh nhân lên đến 40%.

Cũng theo bác sĩ Trung tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Tĩnh hàng năm có khoảng gần 5000 ca TBMMN, trong đó có khoảng 40% là BN TBMMN nặng, tỷ lệ tử vong cao. Nghiên cứu của ông và cộng sự đã giải quyết được câu hỏi “làm sao để biết được chỉ số ALNS? Như thế nào là tăng ALNS nguy hiểm?” mà từ trước tới nay đều dựa vào lâm sàng thường được xác định khi quá muộn. Số liệu từ đề tài nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này đã giảm tỷ lệ tử vong từ 90% xuống còn 60% cho bệnh nhân trong tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Phú, trú tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên là một trong những bệnh nhân vào viện vì đột quỵ chảy máu não, giãn não thất và phù não với ý thức hôn mê rất sâu. Ngay sau khi vào viện đã được chỉ định dẫn lưu não thất đo áp lực nội sọ cấp cứu, sau 10 ngày điều trị bệnh nhân đã tỉnh, đi lại được. Đến nay qua theo dõi sau khi chữa trị bà đã hồi phục tốt không để lại di chứng.

Theo thống kê tại Hà Tĩnh hằng năm có hơn 2000 bệnh nhân TBMMN mức độ nặng nhập viện hàng năm và không thể di chuyển bệnh nhân đi tuyến trên được. Kỹ thuật này được xem là cứu cánh duy nhất mang lại cơ hội cho nhóm bệnh nhân này. Được biết với giải pháp này bác sĩ Hoàng Quang Trung và cộng sự đã được Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quôc lần thứ 13 trao giải Ba lĩnh vực Y-Dược.

Theo vusta.vn

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.