Luật và Pháp lệnh 2009-07-02 00:00:00

  Trong những thập niên gần đây, Công nghệ bức xạ được ứng dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - kinh tế- xã hội đã và đang mang lại những lợi ích thiết thực cho cuộc sống con người.Trong công nghiệp bức xạ ion hóa được ứng để xây dựng nhà máy điện nguyên tử cung cấp điện năng cho công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, Nguồn bức xạ được ứng dụng trong hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất xi măng, nhà máy giấy, xác định mức chất lỏng đóng chai trong các nhà máy bia, nước giải khát, phân tích thành phần nguyên vật liệu đầu vào, phân tích chất lượng sản phẩm đầu ra trong ngành điện, điện tử, thăm dò khuyết tật sắt, thép, bê tông... (Kiểm tra không phá hủy)...

Trong nông nghiệp sử dụng trong cơ chế đột biến gien tạo giống mới và kích thích cây sinh trưởng, dùng đồng vị nghiên cứ quá trình di chuyển và hấp thụ các vi lượng cung cấp cho cây trồng, chiếu xạ bảo quản thực phẩm và các sản phẩm khác như gỗ, thuốc lá.
Trong thủy lợi, địa chất, công nghệ bức xạ được ứng dụng trong nghiên cứu thăm dò khoáng sản, nguồn nước, dòng chảy, bồi lắng, độ bền chặt của đê đập.
Trong khảo cổ dùng nghiên cứu niên đại cổ vật và dùng đồng vị đánh dấu bảo vệ cổ vật quí hiếm.
Trong lĩnh vực y tế bức xạ ion được ứng dụng rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhất là với các loại bệnh hiểm nghèo như ung thư và khử trùng y tế.
Tuy vậy, nguồn bức xạ có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, như tổn thương da, hoại tử, đột biến gen, ung thư, thậm chí gây chết người nếu không được quản lý giám sát chặt chẽ và có những biện pháp phòng, tránh, ứng phó sự cố bức xạ.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng năng lượng bức xạ trong cuộc sống, để phòng, tránh những sự cố bức xạ không mong muốn xảy ra, Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam bao gồm 11 Chương, 93 Điều, quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Luật này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.
Chương I: Những Quy định chung
Chương II: Các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng Năng lượng nguyên tử
Chương III: An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
Chương IV: Cơ sở bức xạ
Chương V: Cơ sở hạt nhân
Chương VI: Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ
Chương VII: Vận chuyển và nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân
Chương VIII: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng Năng lượng nguyên tử
Chương IX: Khai báo và cấp giấy phép
Chương X: Ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại bức xạ, hạt nhân
Chương XI: Điều khoản thi hành

Chi tiết luật Năng lượng nguyên tử (click tại đây)

Đinh Thị Bình, Phòng Quản lý Công nghệ và Sở hữu trí tuệ

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.