Sử dụng vắc xin và thuốc sát trùng trong chăn nuôi

Sử dụng vắc xin và thuốc sát trùng trong chăn nuôi

Hiện nay việc sử dụng các loại vắc xin và thuốc sát trùng sẽlà hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi và đó cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của ngànhnông nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn vắc xin và sử dụng thuốc sát trùng đúng cách là biện pháp quan trọng trong quy trình phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi. Nhằm mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại và không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực, các dãy chuồng  chăn nuôi trong cùng một trại. Để nắm rõ điều này bà con cần quan tâm đến một số nội dung sau.
Phòng chống dịch cho vật nuôi lúc giao mùa

Phòng chống dịch cho vật nuôi lúc giao mùa

Hiện nay miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa từ Hè sang Thu. Đây là lúc thời tiết ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy việc làm lúc này đối với bà con chăn nuôi là cần phải áp dụng đồng bộ các biên pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi nhằm han chế đến mức tối đa việc xâm nhiêm của mầm bệnh từ ngoài môi trường vào chuồng nuôi.
Mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA 141  và ngô nếp trắng VNUA 69

Mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA 141 và ngô nếp trắng VNUA 69

Hai giống ngô nếp lai VNUA 141 và VNUA 69 do Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chọn tạo, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu khá với một số bệnh hại chính như khô vằn, gỉ sắt… thời gian thu hoạch bắp tươi ngắn, bộ lá xanh bền sau khi thu bắp tươi có thể làm thức ăn xanh cho chăn nuôi. Do được chọn tạo trong nước nên chủ động được hạt giống lai F1, hạ được giá thành hạt giống 30% so với nhập khẩu, chất lượng hạt giống được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. Cả 2 giống ngô đã được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận giống sản xuất thử cho các vụ trồng ngô vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt Kim Thành

Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt Kim Thành

Giống nếp Quýt là giống lúa bản địacủa huyện Kim Thành đãđược bà con nông dân một số xã như Cổ Dũng, Tuấn Hưng, Cộng Hòa…phát triển sản xuất. Chất lượng tương đương Nếp Cái hoa vàng nhưng có đặc trưng riêng về mùi thơm, độ dẻo và giá trị dinh dưỡng cao, có đặc điểm sinh học nổi trội: cứng cây, khả năng chịu úng, chống đổ tốt, tỷ lệ gạo lật cao.
Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất lúa ở xã Đông Kỳ

Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất lúa ở xã Đông Kỳ

Mô hình sản xuất lúa hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm đang là cách làm hay mang lại hiệu quả đối với bà con nông dân ở xã Đông Kỳ (Tứ Kỳ). Thực tế sản xuất, qua mô hình này không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản mà còn đảm bảo đầu ra cho nông dân.
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc Cam trong vụ thu đông

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc Cam trong vụ thu đông

Trong những năm gần đây ở một số địa phương của tỉnh Hải Dương đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất. Trên một số diện tích vườn đồi ở thị xã Chí Linh ngoài việc trồng các loại cây có thế mạnh như vải, na, nhãn thì hiện nay một số diện tích bà con đã trồng thêm một số giống cam (cam V2, cam đường canh, cam Vinh).
Bánh Gấc Ninh Giang - Ngọt ngào hương vị quê hương

Bánh Gấc Ninh Giang - Ngọt ngào hương vị quê hương

Cách thành phố Hải Dương khoảng 30 km về vùng đất Ninh Giang nơi in đậm dấu ấn trong lòng mọi người bằng món quà quê bình dị, ngọt ngào - đó là bánh Gai. Trải qua quá trình phát triển, bà con làm nghề đã “sáng tạo” từ chiếc bánh Gai thêm một loại bánh mới có tên gọi bánh Gấc.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây