Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Dẫn chúng tôi đi tham quan cánh đồng rộng 30 ha ở khu vực đồng Tông-Tin - An phòng ở Liên khu An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, ông Đỗ Văn Do, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Tứ Kỳ cho biết: Những diện tích này bị bỏ hoang cách đây chừng 10 năm, là nơi trú ngụ, sinh sôi của chuột giờ đây đã được “thay da đổi thịt” thành khu nuôi thủy sản. Nhiều năm trước, thị trấn Tứ Kỳ đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể và hội viên đứng ra nhận ruộng bỏ hoang để cấy, nhằm khắc phục tình trạng bỏ hoang diện tích canh tác. Tuy nhiên do ruộng bị bỏ hoang đã nhiều năm nên việc cải tạo đất gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2019

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2019

Thực hiện Quyết định số 4866/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2019, ngay sau khi kế hoạch được ban hành, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị triển khai và ký hợp đồng với các đơn vị chủ trì thực hiện 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm: 33 đề tài, 9 dự án, 3 đề án thuộc 6 lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học nông nghiệp, Khoa học Y dược, Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn, Khoa học kỹ thuật công nghệ và Khoa học tự nhiên với tổng kinh phí thực hiện là 23,8 tỷ đồng. Kết quả có 45/45 nhiệm vụ KH&CN, đạt 100% kế hoạch.
Những nông dân bám ruộng

Những nông dân bám ruộng

Ở xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ trong khi nhiều nông dân chán nản, bỏ ruộng hoang thì vẫn còn không ít người bám đồng, gom ruộng cấy lúa đem hiệu quả kinh tế cao. Câu chuyện bám đồng để làm ăn của những nông dân này đã mở ra một hướng đi mới trong quá trình tích tụ ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Nhờ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tứ Kỳ đã có sự phát triển tích cực, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.
Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng vi rút A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm. Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).
Một số kết quả hợp tác khoa học và công nghệ giữa tỉnh Hải Dương với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2018

Một số kết quả hợp tác khoa học và công nghệ giữa tỉnh Hải Dương với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2018

Nông nghiệp của tỉnh Hải Dương được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc trong những năm qua. Trong thành tựu chung đó,đóng góp của nhân tốkhoa học côngnghệ chiếm một vị trí quan trọng. Tận dụng ưu thế vị trí nằm ở vùng tam giác kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Hồngvới điều kiện tự nhiên có nhiều tiềm năng để hợp tác, Hải Dương đã đẩy mạnh hợp tác khoa họcvà công nghệvới nhiều đơn vị nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi bật là Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (gọi tắt là Viện cây).Nằm trong khuôn khổ củachương trình, hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ giữa tỉnh với Viện cây đã thu được một số kết quả đáng khích lệ trên các phương diện sau:
Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Hải Dương với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau màu, tổng diện tích trồng rau hằng năm đạt 30.000 ha/năm, tổng sản lượng rau đạt 764.924 tấn. Tuy nhiên so với một số tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…việc sản xuất và tiêu thụ rau của Hải Dương áp dụng công nghệ cao đang có nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, phân tán, đặc biệt là sản xuất rau an toàn, chất lượng cao. Hiện nay rau được sản xuất tại Hải Dương theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở một số khu vực của các huyện có diện tích trồng rau màu lớn của tỉnh gồm: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc…Nguyên nhân chủ yếu là do việc ứng dụng TBKT về giống mới, kỹ thuật canh tác và tổ chức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế.
Hiệu quả mô hình giống lúa SHPT 3 chịu ngập úng trên chân đất chua trũng

Hiệu quả mô hình giống lúa SHPT 3 chịu ngập úng trên chân đất chua trũng

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đã được sự quan tâm đầu tư như cơ giới hóa được ứng dụng nhanh vào sản xuất lúa: Làm đất bằng máy đạt trên 97%; gặt bằng máy trên 85%, diện tích cấy máy đạt 4,2% diện tích, năng suất lúa cao hơn so với cấy thủ công từ 6 - 8%, hiệu quả kinh tế tăng từ 30 - 35%. 
Mô hình sản xuất lúa theo nguyên tắc hữu cơ

Mô hình sản xuất lúa theo nguyên tắc hữu cơ

Với mục tiêu hướng đến nền nông nghiệp bền vững, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ được coi là lựa chọn tối ưu để ổn định độ phì nhiêu của đất, hạn chế mức độ độc hại của một số kim loại nặng, nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại dinh dưỡng cho cây trồng. Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đang ngày càng phát triển do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Các mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ quy mô lớn ngoài ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Xã An Thanh thu hoạch rươi vụ chiêm

Xã An Thanh thu hoạch rươi vụ chiêm

Theo HTX Dịch vụ nông nghiệp xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ), nông dân trên địa bàn xã đang trong thời gian thu hoạch rươi vụ chiêm.
Huyện Thanh Miện: Trồng Cam Vinh trên vùng đất bãi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Huyện Thanh Miện: Trồng Cam Vinh trên vùng đất bãi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

 

Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Miện có bước phát triển khá, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện đã cơ bản hoàn thành xong công tác dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng là điều kiện thuận lợi cho việc quy vùng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng.
Danh nhân Việt Nam tuổi Hợi

Danh nhân Việt Nam tuổi Hợi

Lý Thánh Tông (1023 - 1072):Sinh năm Quý Hợi tại kinh thành Thăng Long, tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông. Thái tử Nhật Tôn đã sớm tinh thông kinh truyện, giỏi võ lược. Năm 1033, ông được phong Nhật Tôn tước Khai Hoàng Vương đã sớm tiếp xúc với dân chúng nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng. Năm 1054, Lý Thái Tông qua đời, Lý Nhật Tôn lên nối ngôi lấy niên hiệu là Lý Thánh Tông. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ hình phạt và bảo trợ phật giáo. Nhà vua còn xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với nhà Tống và mở đất về 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt - Chiêm (1069). Sử thần Ngô Sỹ Liên viết: “Vua khéo kế thừa, thực long thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt”.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây