Giống lúa Bắc Thịnh cho năng suất đạt từ 72,7 - 75,5 tạ/ha

Giống lúa Bắc Thịnh cho năng suất đạt từ 72,7 - 75,5 tạ/ha

Ngày 11/10/2022, tại xã Hiệp Cát (Nam Sách), UBND huyện Nam Sách và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xây dựng giống lúa Bắc Thịnh gắn với bao tiêu sản phẩm với quy mô 120 ha tại 4 xã Đồng Lạc, An Lâm, Hiệp Cát và Thái Tân.
Tứ Kỳ: Thêm 1 sản phẩm chế biến sẵn từ rươi

Tứ Kỳ: Thêm 1 sản phẩm chế biến sẵn từ rươi

Từ cuối tháng 9, Công ty TNHH Đặc sản rươi cáy Hà Tiến ở thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ) đã đưa ra thị trường 1 sản phẩm mới được chế biến từ đặc sản rươi của huyện, đó chính là nem rươi.
Huyện Gia Lộc: Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao.

Huyện Gia Lộc: Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao.

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” là sản phẩm nghiên cứu của Đề tài: “Ứng dụng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt hướng công nghệ cao “Sông trong ao” do Hợp tác Xã sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt tại xã Hồng Hưng (Gia Lộc) thực hiện, đạt năng suất 70 tấn/ha/năm với quy mô 2,5 ha với các đối tượng nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép… với chi phí khoảng 300 - 500 triệu đồng/bể.
Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi cáy tự nhiên, lớn nhất tỉnh. Trong đó, có 137 ha ngoài bãi đê sông Thái Bình đã được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Các sản phẩm được chứng nhận gồm 104,5 ha lúa với sản lượng khoảng 450 tấn/năm, 25 ha chuối với sản lượng 415 tấn/năm, 5 ha mít, 1,5 ha rau ăn lá và 1 ha rau gia vị. Giá trị sản xuất ước đạt 500 - 700 triệu đồng/ha. Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của tỉnh.
Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt  và hiệu quả chăn nuôi

Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi

Tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn. Các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh để nuôi lợn là phổ biến. Điều này dẫn đến chi phí thức ăn cao, tăng giá thành chăn nuôi. Hiện nay sản phẩm chăn nuôi từ nuôi dưỡng bằng thức ăn có bổ sung thảo dược được người dùng quan tâm. Trên địa bàn tỉnh đã có trang trại nuôi lợn bằng thức ăn bổ sung thảo dược song khẩu phần thức ăn không cân đối, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, thời gian nuôi kéo dài từ 9 - 10 tháng tuổi.
Giải thưởng chất lượng quốc gia với doanh nghiệp tỉnh Hải Dương

Giải thưởng chất lượng quốc gia với doanh nghiệp tỉnh Hải Dương

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) được tổ chức và tuyển chọn hàng năm theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Giải thưởng được thiết lập trên cơ sở 7 tiêu chí của hệ thống các giải thưởng chất lượng quốc gia tiên tiến, thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương; Giải thưởng được trao hằng năm và giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì thực hiện.
Hải Dương: Tăng cường hỗ trợ các làng nghề giai đoạn 2018 - 2021

Hải Dương: Tăng cường hỗ trợ các làng nghề giai đoạn 2018 - 2021

Trong thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động của các làng nghề trong tỉnh đã gặp không ít khó khăn, việc ứng dụng chuyển đổi số vào các làng nghề còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên các làng nghề trong tỉnh đã tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua việc quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hiện trạng sinh vật ngoại lai xâm hại và giải pháp khả năng phòng ngừa, kiểm soát

Hiện trạng sinh vật ngoại lai xâm hại và giải pháp khả năng phòng ngừa, kiểm soát

Hải Dương nằm trên trục giao thương kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, là con đường thuận lợi trong di chuyển(bị động, chủ động)của nhiều loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên địa bàn tỉnh. Có một số loài ngoại lai góp phần nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, tạo ra sản phẩm mới góp phần chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp; tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã và đang chịu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của các loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm. Để quản lý, kiểm soát tốt các loài ngoại laixâm hạinhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh thái tự nhiên; đồng thời xác định các nguy cơ xâm lấn và bùng phát để có giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa là rất cần thiết.
Kết quả Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hải Dương  lần thứ 15 (2020 - 2021)

Kết quả Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hải Dương lần thứ 15 (2020 - 2021)

Sau hai năm triển khai thực hiện đã, Ban Tổ chức đã nhận được 103mô hình, sản phẩm tham gia và tiến hành phân loại, lựa chọn được 95 mô hình, sản phẩm đủ điều kiện đưa vào chấm sơ khảochia thành 4 lĩnh vực gồm: Lĩnh vực Tin học, điện tử 25 mô hình, sản phẩm; Lĩnh vực Đồ dùng học tập 11 mô hình, sản phẩm; Lĩnh vực Dụng cụ gia đình và đồ chơi trẻ em 34 mô hình, sản phẩm; Lĩnh vực Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế 25 mô hình, sản phẩm.
Kết quả kiểm tra chuyên ngành và khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường

Kết quả kiểm tra chuyên ngành và khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và Quyết định số 877/QĐ-SKHCN ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2021 của các Sở, ngành đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường -Chất lượng Hải Dương đã thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành và khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường năm 2021, kết quả cụ thể như sau:
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Trong năm qua, khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát thực tiễn phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnhtheo hướng thiết thực, hiệu quả.Các ứng dụng đã từng bước làmthay đổitập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất chuyên nghiệp, an toàn, bền vững và gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững, có sự lồng ghép, tiếp cận với yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.
Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Hiện nay việc áp dụng công nghệ số đã làm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần phải sớm chủ động đánh giá lại phương thức quản lý, quy mô, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng lao động,…Từ đó, thay đổi tư duy quản lý, lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện, hay từng bộ phận cho phù hợp với nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây