Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Rươi ở Hải Dương xuất hiện tại các vùng nước lợ ven các sông Thái Bình, Văn Úc và Kinh Thày thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành và TX. Kinh Môn với diện tích trên 342,3 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng gần 200 tấn. Để năng cao năng suất, chất lượng rươi các hộ dân đã đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ruộng/đầm có cống để chủ động nước ra vào nhằm tạo điều kiện để cấy lúa 1 vụ và tạo môi trường thuận lợi cho rươi sinh trưởng và phát triển. Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản rươi đang được người dân phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập rất lớn, nhiều hộ đã làm giàu từ nghề này.
Giải pháp sản xuất vụ mùa năm 2024 và vụ đông năm 2024 - 2025

Giải pháp sản xuất vụ mùa năm 2024 và vụ đông năm 2024 - 2025

Những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn xác định cây rau màu vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên các địa phương tập trung chỉ đạo mở rộng sản xuất, nhất là các cây vụ đông giá trị kinh tế cao. Thời tiết được đánh giá là thuận lợi cho cây trồng vụ đông sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít bị sâu bệnh hại. Giá bán các loại rau đều cao hơn so vụ đông năm trước. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được dịch chuyển tích cực theo hướng mở rộng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ.
Giải pháp sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022

Giải pháp sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022

Vụ Mùa năm 2021, toàn tỉnh Hải Dương có năng suất lúa cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng hơn so với TBNN, nắng mưa xen kẽ, ít mưa lớn, ít dông bão nên lúa không bị ngập úng đầu vụ, thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển, làm đòng, trỗ bông, vào chắc; sâu bệnh hại không đáng kể. Lúa được mùa cả 3 trà; năng suất bình quân 60,03 tạ/ha, tăng 3,03 tạ/ha so kế hoạch và tăng 1,98 tạ/ha so với vụ mùa 2020 (58,05 tạ/ha) và là vụ mùa có năng suất cao trong vùng.
Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt  và hiệu quả chăn nuôi

Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi

Tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn. Các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh để nuôi lợn là phổ biến. Điều này dẫn đến chi phí thức ăn cao, tăng giá thành chăn nuôi. Hiện nay sản phẩm chăn nuôi từ nuôi dưỡng bằng thức ăn có bổ sung thảo dược được người dùng quan tâm. Trên địa bàn tỉnh đã có trang trại nuôi lợn bằng thức ăn bổ sung thảo dược song khẩu phần thức ăn không cân đối, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, thời gian nuôi kéo dài từ 9 - 10 tháng tuổi.
Giải pháp sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022

Giải pháp sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2022

Vụ Mùa năm 2021, toàn tỉnh Hải Dương có năng suất lúa cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng hơn so với TBNN, nắng mưa xen kẽ, ít mưa lớn, ít dông bão nên lúa không bị ngập úng đầu vụ, thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển, làm đòng, trỗ bông, vào chắc; sâu bệnh hại không đáng kể. Lúa được mùa cả 3 trà; năng suất bình quân 60,03 tạ/ha,tăng 3,03 tạ/ha so kế hoạch và tăng 1,98 tạ/ha so với vụ mùa 2020 (58,05 tạ/ha) và là vụ mùa có năng suất cao trong vùng.
Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

Năm 2021, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã có nhiều hoạt động thiết thực trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp như: hỗ trợ, giúp nhau sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản; vận động, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho công tác phòng chống dịch Covid-19; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, sản phẩm có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc... đã nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tiêu thụ thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Huyện Thanh Hà có diện tích đất nông nghiệp là 8.216,7 ha, có nhiều thuận lợi thế đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi trồng cây ăn quả, cây lâu năm như vải, ổi, bưởi, quất, chuối…Một số diện tích đất sau dồn điện đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng có kết cấu hạ tầng như đường nội đồng. Đường bờ lô, bờ vùng, hệ thống kênh mương thủy lợi được củng cố, điều chỉnh khoa học, thuận lợi cho việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Huyện Thanh Hà đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất để tạo thế mạnh cho từng nông sản.
Hiện trạng sinh vật ngoại lai xâm hại và giải pháp khả năng phòng ngừa, kiểm soát

Hiện trạng sinh vật ngoại lai xâm hại và giải pháp khả năng phòng ngừa, kiểm soát

Hải Dương nằm trên trục giao thương kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, là con đường thuận lợi trong di chuyển(bị động, chủ động)của nhiều loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên địa bàn tỉnh. Có một số loài ngoại lai góp phần nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, tạo ra sản phẩm mới góp phần chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp; tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã và đang chịu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của các loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm. Để quản lý, kiểm soát tốt các loài ngoại laixâm hạinhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh thái tự nhiên; đồng thời xác định các nguy cơ xâm lấn và bùng phát để có giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa là rất cần thiết.
Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh”  theo chuỗi giá trị sản xuất

Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh” theo chuỗi giá trị sản xuất

Chí Linh là thành phốtrẻ,xuất phát từ một huyện nông nghiệp miền núi với tiềm năng 13.811 ha đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp. Diện tích vườn đồi, vườn rừng có độ dốc thấp, thoải và cơ bản được che phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm, thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu dân cư, rất thuận lợi cho chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi, thả vườn với số lượng lớn. Chí Linh có số gia trại gia cầm lớn nhất tỉnh với 1.018 gia trại và các gia trại đều nhận thức được lợi ích của việc nuôi gà bằng hình thức thả trên vườn rừng, vườn đồi, dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả nên phong trào nuôi gà đồi được phát triển mạnh ở các xã, phường miền núi có diện tích rừng lớn như: Bắc An, Lê Lợi, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm, Hoàng Tân, Hoàng Tiến.
Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 thuận lợi cho cây rau màu sinh trưởng phát triển, sâu bệnh phát sinh gây hại ít.Là vụ đông được mùa, được giá nhất trong vòng 5 năm qua, năng suất các loại cây trồng cao hơn so vụ đông 2019, nhất là các cây chủ lực của tỉnh như hành củ năng suất tăng 19,3%, cà rốt tăng 3,7%, dưa hấu tăng 2,3%, bắp cải tăng 0,72%, su hào tăng 1,5%,...Giá bán bình quân các loại cây trồng toàn vụ cao hơn 15 - 30% so cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất theo giá thực tế vụ đông đạt kỷ lục 190 triệu đồng/ha, gấp 3 lần so trồng lúa/vụ, gấp hơn 2 lần so bình quân chung các tỉnh phía Bắc 75 triệu đồng/ha.
Hội Cựu chiến binh Sở KHCN với phong trào chuyển giao khoa học công nghệ

Hội Cựu chiến binh Sở KHCN với phong trào chuyển giao khoa học công nghệ

Với thế mạnh của Hội Cựu chiến binh Sở Khoa học và Công nghệ (CCB) có tổng số 08 Hội viên hiện đang công tác tại các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở đã góp phần thuận lợi cho công tác Hội, nhất là phong trào phổ biến kiến thức thông tin khoa học công nghệ và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Các hội viên Hội CCB ở từng vị trí việc làm khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ quản lý nhà nước đến hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ với nhiều ngành chuyên môn khác nhau như: Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 thuận lợi cho cây rau màu sinh trưởng phát triển, sâu bệnh phát sinh gây hại ít. Là vụ đông được mùa, được giá nhất trong vòng 5 năm qua, năng suất các loại cây trồng cao hơn so vụ đông 2019, nhất là các cây chủ lực của tỉnh như hành củ năng suất tăng 19,3%, cà rốt tăng 3,7%, dưa hấu tăng 2,3%, bắp cải tăng 0,72%, su hào tăng 1,5%,...Giá bán bình quân các loại cây trồng toàn vụ cao hơn 15 - 30% so cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất theo giá thực tế vụ đông đạt kỷ lục 190 triệu đồng/ha, gấp 3 lần so trồng lúa/vụ, gấp hơn 2 lần so bình quân chung các tỉnh phía Bắc 75 triệu đồng/ha.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây