Nghiên cứu giải pháp kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản bánh Gai Ninh Giang

Nghiên cứu giải pháp kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản bánh Gai Ninh Giang

Nghề làm bánh gai có truyền thồng lâu đời của huyện Ninh Giang. Nơi đây làm ra những chiếc bánh thơm ngon, khác hẳn với những bánh gai ở các huyện hoặc tỉnh thành khác. Hiện nay huyện Ninh Giang có khoảng 40 hộ làm nghề sản xuất bánh gai đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất bánh gai và trở thành các cơ sở sản xuất nổi tiếng như Tuyết Nhung, Minh Tân, Nhân Hưng, Bà Tới…gói khoảng từ 1.000 - 2.500 chiếc/ngày/cơ sở. Bánh gai Ninh Giang chính hiệu có hương vị, bản sắc riêng từ cách chọn nguyên liệu chế biến đến màu sắc và cách gói bánh độc đáo. Mỗi một chiếc bánh gai thơm ngon, khi làm phải trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn gạo, xay gạo, rây kỹ, chọn lá gai, hấp bánh…có hương vị thơm ngon đặc trưng được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Hải Dương: Thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới

Hải Dương: Thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới

Tỉnh Hải Dương nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí quan trọng, chiến lược, là động lực phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; được xác định là Trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; nơi giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng Duyên hải Bắc Bộ với vùng thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Do đó, sự phát triển của tỉnh Hải Dương có vị trí, vai trò rất quan trọng, có tác động trực tiếp và tạo sự lan tỏa đến các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước.
Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thì từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 67 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện nay cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày.
Thị xã Kinh Môn: Vị thế mới, tầm cao mới

Thị xã Kinh Môn: Vị thế mới, tầm cao mới

Thị xã Kinh Môn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nối liền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong những năm qua, thị xã Kinh Môn đã có nhiều nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của toàn thị xã.
Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng vi rút A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm. Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).
Một số kết quả hoạt động khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng năm 2018

Một số kết quả hoạt động khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng năm 2018

Năm 2018 là năm bản lề trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong kết quả chung, có sự đóng góp rất tích cực của ngành khoa học và công nghệ (KH&CN). Các tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành các văn bản để cụ thể hoá và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH&CN trên địa bàn; các cơ chế, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; tập trung hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiến tiến, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, KH&CN ngày càng phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và hướng dẫn giảng dạy  Ngữ văn địa phương phục vụ trong các trường trung học cơ sở

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và hướng dẫn giảng dạy Ngữ văn địa phương phục vụ trong các trường trung học cơ sở

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở(THCS), ngoài phần kiến thức chung về Tiếng Việt, Làm văn và Văn, khung phân phối chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có phần nội dung Ngữ văn địa phương. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung này trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6,7,8,9 chỉ có một tên chung là Chương trình địa phương cho tất cả các tiết dạy (17 tiết cho toàn cấp) với gợi ý chung cho tất cả mọi tỉnh thành trên toàn quốc. Từ năm học 2008 - 2009 ở tỉnh Hải Dương bắt đầu thực hiện dạy Ngữ văn địa phương ở các trường THCS do chưa có Tài liệu thống nhất, nên nội dung đều do cá nhân các thầy cô giáo tự tìm tòi, tự chọn tư liệu, tự soạn giảng nên phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính chủ quan và kinh nghiệm của mỗi thầy cô giáo dẫn đến chất lượng dạy học nội dung này không đồng đều, xảy ra nhiều bất cập.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây