Mô hình nuôi thỏ New zealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm

Mô hình nuôi thỏ New zealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm

Mô hình chăn nuôi thỏ hiện đang được các hộ quan tâm vì vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi, sinh sản nhanh, thịt thỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu thụ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 100 hộ nuôi quy mô từ 100 thỏ bố mẹ, 300 thỏ thương phẩm trở lên, có khoảng 30 hộ nuôi thường xuyên từ 3.000 - 5.000 con thỏ thương phẩm. Giống thỏ New Zealand được đánh giá dễ nuôi, phù hợp với nuôi trang trại, gia trại, mắn đẻ, có thể đẻ 5 - 6 lứa/năm, từ 5 - 6 con/lứa nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt và 3 - 4 tháng nuôi là xuất bán, khối lượng xuất bán đạt từ 2,5 kg/con với giá thị trường 70.000 đồng/kg.
Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại

Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại

Sáng 2/11/2022, Trường Đại học Thành Đông (TP. Hải Dương) tổ chức hội thảo các giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại (KTTT) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Hà, mô hình phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất của huyện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đã dạng các loại cây trồng, vật nuôin có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trong cơ chế thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao.
Công đoàn Sở KHCN: Giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo”

Công đoàn Sở KHCN: Giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo”

Nhân dịp chuẩn bị bước vào đầu năm học mới 2022 - 2023, Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức cho các cháu là con của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dâng hương, xin chữ đầu năm tại đền thờ Thầy giáo Chu Văn An (TP. Chí Linh) và tham quan, trải nghiệm Trang trại Đà điểu Bình Minh (TX. Kinh Môn).
Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt  và hiệu quả chăn nuôi

Sử dụng thảo dược vào thức ăn nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi

Tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn. Các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh để nuôi lợn là phổ biến. Điều này dẫn đến chi phí thức ăn cao, tăng giá thành chăn nuôi. Hiện nay sản phẩm chăn nuôi từ nuôi dưỡng bằng thức ăn có bổ sung thảo dược được người dùng quan tâm. Trên địa bàn tỉnh đã có trang trại nuôi lợn bằng thức ăn bổ sung thảo dược song khẩu phần thức ăn không cân đối, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, thời gian nuôi kéo dài từ 9 - 10 tháng tuổi.
Xã Thái Tân (Nam Sách): Phát triển cây bưởi Tân Thắng

Xã Thái Tân (Nam Sách): Phát triển cây bưởi Tân Thắng

Những năm gần đây,huyệnNam Sáchđã tập trung phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học, đưa các giống cây trồng mới, vật nuôi mới vào sản xuất.Giống bưởi Tân Thắng được trồng nhiều ở xã Thái Tân (Nam Sách)vớidiện tích 204,1 ha đất được người dân quy hoạch trồng bưởi, chiếm gần 1/4 diện tích của toàn xã, hiệu quả kinh tế của cây bưởi Tân Thắng những năm gần đây tăng rất cao do vậy diện tích trồng bưởi sẽ ngày một tăng nhanh.
Hải Dương: Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng hàng hóa

Hải Dương: Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng hàng hóa

Những năm qua, có một số cơ sở, gia trại, trang trại sản xuất nấm ăn tập trung nhiều ở các huyện Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Thanh Hà và TP.Hải Dương. Sản xuất nấm ăn đã trở thành một nghề và tạo được nhiều công ăn việc làm cho một số lao động nông nhàn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 400C. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tổng đàn gia cầm trong toàn tỉnh là 14,5 triệu con. Với thời tiết nắng nóng liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi gia cầm mà nông dân và các chủ trang trại cần phải lưu ý để nên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho đàn gia cầm.
Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường nuôi. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp nhưng kiến thức an toàn sinh học của người chăn nuôi còn rất hạn chế, ngay cả những chủ trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi lớn. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả, an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
Làm giàu từ nuôi gà thương phẩm

Làm giàu từ nuôi gà thương phẩm

Nhờ sự kiên trì, tự học hỏi, anh Nguyễn Văn Thế, thôn An Giang, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ đã thành công với mô hình nuôi gà thương phẩm. Hiện trang trại nuôi gà của anh có quy mô 6.000 con, cho thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành được nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dự án trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Bình Xuyên (Bình Giang); Dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung giống lợn ông bà và giống lợn thịt công nghệ cao ở xã Tái Sơn (Tứ Kỳ), Dự án trang trại kinh tế nông nghiệp, xã Đồng Lạc (Nam Sách). Ngoài ra còn có trên 24.407 hộ nông dân chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; trên 50 trang trại chăn nuôi lợn, 528 trang trại chăn nuôi tổng hợp, tổng đàn lợn toàn tỉnh ước đạt 450.283 con. 
Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

 

Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhờ có nhiều hệ thống sông ngòi đa dạng và các vùng chiêm trũng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm. Điển hình phải kể đến một số mô hình nuôi tập trung theo quy mô trang trại ở xã Bình Xuyên, xã Thái Hòa (huyện Bình Giang), xã Ngô Quyền, xã Tân Trào, xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Nam Tân, xã Hiệp Cát, xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách).Theo số liệu thống kê năm 2016 lượng thủy cầm của tỉnh đạt 1.946.000 con. Nhờ có chính sách hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh trong những năm gần đây nên nhiều mô hình chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn tỉnh ta đã được hình thành và duy trì phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Một số đề tài, dự án khoa học áp dụng các giống thủy cầm mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh: vịt Super M3, vịt Super Heavy, vịt Đại Xuyên PT và ngan VS152. Trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án khoa học đã đồng thời tuyên truyền và phổ biến sâu rộng quy trình kỹ thuật chăn nuôi các giống thủy cầm cho người dân, giúp người chăn nuôi tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học  công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất thủy cầm theo hướng hàng hóa, sản xuất tập trung.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây